15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Lý thuyết

I. Phản ứng oxi hóa – khử

- Sự oxi hóa: là sự làm tăng số oxi hóa của 1 nguyên tố.

- Sự khử: là sự giảm số oxi hóa của 1 nguyên tố.

- Chất oxi hóa: là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm.

- Chất khử: là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng.

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi electron của 1 số nguyên tố.

Trong phản ứng oxi hóa khử: Tổng e cho = tổng e nhận.

II. Phân loại phản ứng hóa học

- Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy có thể hoặc không thể là phản ứng oxi hóa - khử.

- Phản ứng thế là phản ứng oxi hóa khử.

- Phản ứng trao đổi không phải là phản ứng oxi hóa khử.

* Phản ứng tỏa nhiệt: là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ΔH < 0.

* Phản ứng thu nhiệt: là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt ΔH > 0.

Bài tập

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số oxi hóa của hydrogen thường là +1;

B. Số oxi hóa của oxygen thường là -2;

C. Số oxi hóa của kim loại kiềm nhóm IA là -1;

D. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ nhóm IIA là +2.

Đáp án: C

Số oxi hóa của kim loại kiềm nhóm IA là +1.

Chú ý: Các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và có giá trị bằng số electron hóa trị.

Câu 2. Quy tắc nào sau đây sai khi xác định số oxi hóa?

A. Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tử bằng 0;

B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và bằng số electron hóa trị;

C. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử là +1;

D. Trong ion đơn nguyên tử số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion, trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.

Đáp án: C

Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học xảy ra quá trình nhường electron;

B. Chất khử là chất nhận electron;

C. Chất oxi hóa là chất nhường electron;

D. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

Đáp án: D

A sai vì phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường và quá trình nhận electron

B sai vì chất khử là chất nhường electron

C sai vì chất oxi hóa là chất nhận electron

Câu 4. Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là?

A. +1;

B. +3;

C. +5;

D. +7.

Đáp án: D

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 1)

(+1).1 + 1.x + (-2).4 = 0

x = +7.

Câu 5. Số oxi hóa của nitrogen tăng dần trong dãy nào sau đây?

A. NH4Cl, N2, NO2, HNO3;

B. NH3, N2O, N2, NO;

C. NH4Cl, N2, NO2, NO;

D. NH3, HNO3, N2, N2O.

Đáp án: A

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 2)

Câu 6. Trong phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3, carbon đóng vai trò là?

A. Chất oxi hóa;

B. Chất khử;

C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa;

D. Không bị oxi hóa cũng không bị khử.

Đáp án: D

Trong phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3, carbon không là chất oxi hóa cũng không là chất khử.

Nguyên tố carbon không có sự thay đổi số oxi hóa (vẫn là +4).

Câu 7. Phương trình hóa học nào thể hiện tính oxi hóa của HCl?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2;

B. NaOH + HCl → NaCl + H2O;

C. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O;

D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Đáp án:

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 3)

Câu 8. Số oxi hóa của N, Cr, Mn trong các nhóm ion nào sau đây lần lượt là +5; +6; +7?

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 4)

Đáp án: A

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 5)

Câu 9. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?

A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl;

B. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O;

C. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2O;

D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.

Đáp án: C

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 6)

Câu 10. Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa - khử?

A. Phản ứng hóa hợp;

B. Phản ứng phân hủy;

C. Phản ứng thế (vô cơ);

D. Phản ứng trao đổi.

Đáp án: C

Phản ứng thế trong hóa học vô cơ là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ: 15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 7)

Phản ứng thế (vô cơ) bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Câu 11. Phản ứng HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là

A. 2, 1, 1, 1, 1;

B. 2, 1, 1, 1, 2;

C. 4, 1, 1, 1, 2;

D. 4, 1, 2, 1, 2.

Đáp án: C

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 8)

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 12. Cho phản ứng:

KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3+ K2SO4+ MnSO4+ H2O.
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là

A. 10 và 2;

B. 1 và 5;

C. 2 và 10;

D. 5 và 1.

Đáp án: C

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 9)

2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3+ K2SO4+ 2MnSO4+ 8H2O.

Chất oxi hóa: KMnO4, chất khử: FeSO4.

Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là 2 và 10.

Câu 13. Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

Quá trình khử trong phản ứng trên là

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 10)

Đáp án: C

Quá trình khử: 15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 11)

Quá trình oxi hóa: 15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 12)

Câu 14. Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3→ Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2.

Tỉ lệ số nguyên tử Al : N2O : N2 là

A. 44 : 6 : 9;

B. 46 : 9 : 6;

C. 46 : 6 : 9;

D. 44 : 9 : 6.

Đáp án: A

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 13)

44Al + 162HNO3→ 44Al(NO3)3 + 6N2 + 9N2O + 81H2O

Tỉ lệ số nguyên tử Al : N2O : N2 là: 44 : 6 : 9.

Câu 15. Cho phản ứng: aZn + bHNO3 → cZn(NO3)2 + dN2 + eNH4NO3 + fH2O.

Nếu d : e = 1 : 1, thì tổng hệ số cân bằng nguyên tối giản trong phản ứng là

A. 21.

B. 41.

C. 49.

D. 51.

Đáp án: D

15 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4 (có đáp án) (ảnh 14)

9Zn + 22HNO3 → 9Zn(NO3)2 + N2 + NH4NO3 + 9H2O

Tổng hệ số cân bằng nguyên tối giản trong phản ứng là: 9 + 22 + 9 + 1 + 1 + 9 = 51.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Phản ứng oxi hóa khử

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Bài 18: Ôn tập chương 5

Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 20: Ôn tập chương 6

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
863 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống