Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 10: Virus trang 59 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 10 từ đó học tốt môn Sinh học 10.
Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 10: Virus trang 59
Bài 10.6 trang 59 SBT Sinh học 10: Virus kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì
A. virus không bám được lên bề mặt tế bào thực vật.
B. thành tế bào thực vật tiết ra chất độc ngăn cản virus.
C. môi trường cơ thể thực vật không thích hợp cho virus.
D. thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi cellulose vững chắc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Virus kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi cellulose vững chắc. Virus chỉ có thể truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy, bọ xít,…), hoặc vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.
A. tổng hợp enzyme làm thủng thành tế bào và chui sang tế bào bên cạnh.
B. phân chia nhanh làm vỡ tế bào rồi chui sang tế bào bên cạnh.
C. chui sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.
D. nảy chồi giải phóng dần và xâm nhập vào tế bào bên cạnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sau khi nhân lên trong tế bào, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cây qua hệ thống mạch dẫn.
Bài 10.8 trang 59 SBT Sinh học 10: Trình tự các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus là
A. bám dính – xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – giải phóng.
B. xâm nhập – sinh tổng hợp – bám dính – lắp ráp – giải phóng.
C. bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – giải phóng.
D. giải phóng – bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn theo trình tự: bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – giải phóng.
1 – Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
2 – Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bao bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
3 – Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.
4 – Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.
5 – Giải phóng: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bao bọc sẽ sử dụng màng tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.
Bài 10.9 trang 59 SBT Sinh học 10: Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV?
A. Sử dụng chung bơm kim tiêm.
B. Truyền máu bị nhiễm HIV.
C. Bắt tay, ôm hôn.
D. Mẹ bị nhiễm HIV cho con bú.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Ba con đường lây truyền HIV là:
+ Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng,… đã bị nhiễm HIV.
+ Qua đường tình dục không an toàn.
+ Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.
- Bắt tay, ôm hôn không phải là con đường lây nhiễm HIV.
A. Các loài chim.
B. Vật nuôi trong gia đình.
C. Vi khuẩn.
D. Côn trùng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Côn trùng thường là vật trung gian truyền bệnh virus ở thực vật: Virus kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi cellulose vững chắc. Virus chỉ có thể truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy, bọ xít,…), hoặc vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.
A. Côn trùng.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt.
D. Nấm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Động vật ăn thịt không sử dụng thực vật làm nguồn thức ăn nên thường ít gây những tổn thương trên cơ thể thực vật → Động vật ăn thịt không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe.
Bài 10.12 trang 59 SBT Sinh học 10: Virus gây bệnh trên đối tượng nào sau đây thường có màng bọc?
A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Nấm.
D. Vi khuẩn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Virus gây bệnh trên đối tượng động vật thường có màng bọc. Ở những virus này, các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép chính là các thụ thể của virus.
Bài 10.13 trang 59 SBT Sinh học 10: Yếu tố nào sau đây không phải là miễn dịch không đặc hiệu?
A. Da và niêm mạc.
B. Tế bào lympho.
C. Dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị.
D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh nhưng đây là các phản ứng chung đối với tất cả các mầm bệnh. Ví dụ: da và niêm mạc; dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị; các đại thực bào, bạch cầu trung tính giết chết vi sinh vật theo cơ chế thực bào;…
- Tế bào lympho thuộc miễn dịch đặc hiệu – loại miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập và thể hiện tính đặc hiệu đối với từng mầm bệnh cụ thể.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập trang 58 SBT Sinh học 10
Bài tập trang 60 SBT Sinh học 10
Bài tập trang 61 SBT Sinh học 10
Bài tập trang 62 SBT Sinh học 10
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.