Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 10: Virus trang 60 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 10 từ đó học tốt môn Sinh học 10.
Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 10: Virus trang 60
A. Virus gây bệnh trên động vật.
B. Virus gây bệnh trên vi khuẩn.
C. Virus gây bệnh trên thực vật.
D. Virus gây bệnh trên nấm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Vaccine vector sẽ được đưa vào cơ thể người hay động vật để kích thích cơ thể người và động vật sinh ra kháng thể tương ứng → Loại virus sử dụng để sản xuất vaccine vector phải xâm nhập được vào cơ thể người và động vật → Virus gây bệnh trên động vật thường được sử dụng để sản xuất vaccine vector.
A. Virus gây bệnh trên nấm.
B. Virus gây bệnh trên vi khuẩn.
C. Virus gây bệnh trên thực vật.
D. Virus gây bệnh trên côn trùng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Nhiều loại virus có thể tấn công và gây chết các loài côn trùng gây hại thực vật. Do đó, loại virus gây bệnh trên côn trùng này thường được sử dụng để sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học.
Bài 10.16 trang 60 SBT Sinh học 10: Vì sao gọi virus là dạng sống mà không gọi là sinh vật?
Lời giải:
Virus có một số đặc điểm của sinh vật như sinh sản tạo ra nhiều virus mới, có khả năng di truyền, biến dị và tiến hóa. Tuy nhiên, virus không có cấu tạo tế bào, không có khả năng trao đổi chất với môi trường. Do đó, virus được gọi là dạng sống.
Lời giải:
Virus gây bệnh trên thực vật lây truyền từ cây bệnh sang cây khỏe chủ yếu theo các phương thức sau:
- Thông qua các vết thương: Qua vết trích hút của côn trùng; do các vết thương do nông cụ hoặc quá trình chăm sóc, thu hái; các vết thương do động vật ăn thực vật.
- Qua quá trình thụ phấn.
- Qua các sinh vật kí sinh trên thực vật.
Lời giải:
- Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên.
- Cơ chế hình thành kháng thể khi tiêm vaccine: Vaccine chính là kháng nguyên hoặc chế phẩm có khả năng hình thành kháng nguyên khi được đưa vào trong cơ thể. Khi tiếp xúc với kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, cơ thể cũng tạo ra các tế bào ghi nhớ để nếu sau này có kháng nguyên tương tự (mầm bệnh) xuất hiện thì cơ thể sẽ hình thành kháng thể để tiêu diệt.
Bài 10.19 trang 60 SBT Sinh học 10: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
Lời giải:
- Giống nhau: Hai loại miễn dịch đều giúp cơ thể bất hoạt và tiêu diệt mầm bệnh.
- Khác nhau:
Lời giải:
Bảng tự so sánh sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập trang 58 SBT Sinh học 10
Bài tập trang 59 SBT Sinh học 10
Bài tập trang 61 SBT Sinh học 10
Bài tập trang 62 SBT Sinh học 10
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.