Địa lí 7 (Cánh diều) Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

630

Lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi sách Cánh diều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 10 từ đó học tốt môn Địa 7.

Giải SGK Địa lí 7 (Cánh diều) Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

Câu hỏi trang 118 Địa lí 7 Cánh diều

1. Đặc điểm dân cư

Câu hỏi trang 118 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 10.1, hãy nhận xét về số dân hoặc bùng nổ dân số ở châu Phi.

Đọc thông tin và quan sát hình 10.1, hãy nhận xét về số dân hoặc bùng nổ dân số ở châu Phi (ảnh 1)

Trả lời:

- Số dân: châu Phi có 1308,1 triệu người (2019), chiếm 17,0 % dân số thế giới.

- Bùng nổ dân số: sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian ngắn và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm vượt 2,1% ở phần lớn các nước ở châu Phi => bùng nổ dân số.

Một số quốc gia ở khu vực Đông Phi, Trung Phi, Tây Phi có tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở mức cao, đạt từ 2,7% đến 3,0%.

2. Đặc điểm xã hội - Nạn đói

Câu hỏi trang 118 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu nguyên nhân của nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi.

Trả lời:

Nguyên nhân của nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi là do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống, biến đổi khí hậu làm hạn hán xảy ra ngày càng nghiêm trọng, sản xuất lương thực bị suy giảm, dịch bệnh HIV/ AIDS đã khiến nhiều gia đình mất đi trụ cột, sự gia tăng dân số quá nhanh cũng gây áp lực lên nguồn cung lương thực.

Xung đột quân sự

Câu hỏi trang 118 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin, hãy nêu nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi. Các cuộc xung đột này có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội châu Phi?

Trả lời:

Nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi: bắt nguồn từ những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên, từ sự bất đồng giữa các sắc tộc.

Ảnh hưởng: đến tính mạng con người cùng sự phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, việc làm và đời sống, nhiều quốc gia rơi vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế, người dân lâm vào cảnh đói nghèo.

Câu hỏi trang 119 Địa lí 7 Cánh diều

Di tích lịch sử

Câu hỏi trang 119 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hình 10.3, hãy nêu giá trị và ý nghĩa của di sản lịch sử của châu Phi.

Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hình 10.3, hãy nêu giá trị và ý nghĩa của di sản lịch sử của châu Phi (ảnh 1)

Trả lời:

Châu Phi có nhiều di sản được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) công nhận. Đây là các di sản lịch sử về kiến trúc, điêu khắc, khảo cổ,… có giá trị nổi bật toàn cầu.

Các di sản được tôn vinh mang lại giá trị về văn hóa, thẩm mĩ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút khách du lịch.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 119 Địa Lí lớp 7: Dựa vào bảng số liệu sau:

Bảng 10. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi và thế giới giai đoạn 1960 – 2019 (Đơn vị:%)

                          Năm

Châu lục/ thế giới

 

 

1960

 

1980

 

2000

 

2019

Châu Phi

2,3

2,8

2,5

2,6

Thế giới

1,8

1,6

1,4

1,2

a) Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi so với thế giới trong giai đoạn 1960 – 2019.

b) Cho biết những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi.

Trả lời:

a) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi 2,6% (2010) cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới 1,2% (2019) trong giai đoạn 1960 – 2019:

- Năm 1960 tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu phi cao gấp 1,3 lần so với thế giới.

- Đến năm 2019 tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Phi đã có sự tăng lên và cao hơn 2,1 lần so với thế giới.

b) Những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi  như nghèo đói, bất bình đẳng giữa người giàu và nghèo và gánh nặng lên hệ thống dịch vụ công cũng như cơ sở hạ tầng.

Vận dụng 2 trang 119 Địa Lí lớp 7: Hãy thu thập thông tin về một số di sản lịch sử ở Việt Nam hoặc ở địa phương em.

Trả lời:

Di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng nhất với người dân Việt cũng như du khách nước ngoài có lẽ chính là quần thể di tích Cố đô Huế. Quần thể này được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX dưới triều nhà Nguyễn. Công trình nằm trên địa phận kinh đô Huế xưa và nay là thành phố Huế cùng một vài vùng phụ cận. Vào ngày 11/12/1993, quần thể đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và được Nhà nước đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Hãy thu thập thông tin về một số di sản lịch sử ở Việt Nam hoặc ở địa phương em (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá