Địa lí 7 (Cánh diều) Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

615

Lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên sách Cánh diều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 11 từ đó học tốt môn Địa 7.

Giải SGK Địa lí 7 (Cánh diều) Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Câu hỏi trang 120 Địa lí 7 Cánh diều

Câu hỏi mở đầu trang 120 Địa Lí lớp 7: Việc khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau được các quốc gia châu Phi quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Nếu khai thác một cách bừa bãi tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn tới huỷ hoại môi trường sống của con người. Vậy phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường khác nhau của châu Phi như thế nào?

Trả lời:

Mỗi môi trường đều có các phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên khác nhau: 

- Môi trường xích đạo ẩm: hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, …

- Môi trường nhiệt đới: trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.

- Môi trường hoang mạc: phát triển chăn nuôi du mục, du lịch.

- Môi trường Địa Trung Hải: trồng cây ăn quả cận nhiệt và cây lương thực, khai thác xuất khẩu phốt phát, dầu mỏ,…

1. Khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm

Câu hỏi trang 120 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.1, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm.

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.1, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên (ảnh 2)Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.1, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên (ảnh 1)

Trả lời:

Con người đã khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trông cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,… để xuất khẩu, khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xit,…

2. Khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

Câu hỏi trang 121 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.2, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.2, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới (ảnh 2)

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.2, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới (ảnh 1)

Trả lời:

Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

- Khu vực khô hạn: người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.

- Khu vực phía đông: mưa nhiều chủ yếu trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu, chăn nuôi gia súc.

- Khu vực tập trung khoáng sản: con người tiến hành khai thác và chế biến để xuất khẩu.

3. Khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

Câu hỏi trang 122 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 11.3, hình 11.4, hãy nêu những thế mạnh nổi bật của môi trường thiên nhiên hoang mạc được người dân khai thác.

Đọc thông tin và quan sát hình 11.3, hình 11.4, hãy nêu những thế mạnh nổi bật của môi trường thiên nhiên hoang mạc (ảnh 1)

Trả lời:

Con người đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục.Tại ốc đảo, người dân trồng chà là, cam, chanh,…

Những nơi khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn đã khai thác vàng, dầu mỏ, kim cương để xuất khẩu.

Một số quốc gia tận dụng cảnh quan hấp dẫn, độc đáo để thu hút khách du lịch.

Câu hỏi trang 123 Địa lí 7 Cánh diều

4. Khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải

Câu hỏi trang 123 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.6, hãy cho biết nét nổi bật trong khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải.

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.6, hãy cho biết nét nổi bật trong khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải (ảnh 2)

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.6, hãy cho biết nét nổi bật trong khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải (ảnh 1)

Trả lời:

Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như nho, oliu, cam, chanh,… và trồng cây lương thực như lúa mì, ngô.

Tiến hành khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, phốt phát,…

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 123 Địa Lí lớp 7: Hãy lập bảng theo mẫu sau để thấy được cách thức người dân khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau ở châu Phi.

Trả lời:

Môi trường

Cách thức khai thác thiên nhiên

Xích đạo

Con người đã khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các

vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,… để xuất khẩu, khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xit,…

Nhiệt đới

Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

- Khu vực khô hạn: người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.

- Khu vực phía đông: mưa nhiều chủ yếu trồng cây ăn quả và cây công

nghiệp xuất khẩu, chăn nuôi gia súc.

- Khu vực tập trung khoáng sản: con người tiến hành khai thác và chế

biến để xuất khẩu.

Hoang mạc

Con người đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn

nuôi du mục.Tại ốc đảo, người dân trồng chà là, cam, chanh,…

Những nơi khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn đã khai thác vàng, dầu mỏ, kim cương để xuất khẩu.

Một số quốc gia tận dụng cảnh quan hấp dẫn, độc đáo để thu hút khách du lịch.

Địa trung hải

Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa,

đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như nho, oliu, cam,

chanh,… và trồng cây lương thực như lúa mì, ngô.

Tiến hành khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, phốt phát,…

Luyện tập 2 trang 123 Địa Lí lớp 7: Hãy nêu giải pháp để hạn chế tình trạng hoang mạc hoá ở môi trường hoang mạc châu Phi.

Trả lời:

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để hạn chế tình trạng hoang mạc hóa đó là sự hợp tác của các quốc gia trong việc xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại”, rộng 15 km, dài 8 000 km, phủ tới 700 triệu ha đất khô cằn, nơi sinh sống của trên 230 triệu người.

Vận dụng 3 trang 123 Địa Lí lớp 7: Hãy thu thập thông tin về cách thức người dân khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.

Trả lời:

Nguồn khoáng sản còn bị khai thác mạnh, nhỏ lẻ, trái phép; xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô; công nghệ khai thác, chế biến còn lạc hậu, chậm được đổi mới... dẫn đến tổn thất, lãng phí nguồn tài nguyên không tái tạo quan trọng này. Bên cạnh đó, tài nguyên nước chưa được khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu dẫn đến hiệu quả thấp; tình trạng thiếu nước theo mùa, cục bộ theo vùng còn nghiêm trọng; diện tích che phủ của rừng có tăng nhưng chất lượng rừng giảm, rừng tự nhiên xuống cấp mạnh; nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, năng suất, hiệu quả khai thác thấp…

Đánh giá

0

0 đánh giá