SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 62 Bài 20: Ôn tập chương 6

247

Với giải Câu hỏi trang 62 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 20: Ôn tập chương 6 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 62 Bài 20: Ôn tập chương 6

Bài 20.1 trang 62 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hóa học sau:

C(s) + O2(g) → CO2(g)

 Yếu sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?

A. Nhiệt độ.                                      

B. Áp suất O2.      

C. Hàm lượng carbon.                       

D. Diện tích bề mặt carbon.

Lời giải:

- Đáp án: C

- Giải thích:

+ Hàm lượng carbon chỉ ảnh hưởng đến lượng chất sản phẩm sinh ra chứ không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

+ Hàm lượng carbon lớn nhưng diện tích tiếp xúc không đủ nhiều thì cũng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Bài 20.2 trang 62 SBT Hóa học 10: Cho Zn phản ứng với HCl để điều chế hydrogen. Hãy nêu cách để tăng tốc độ phản ứng này. 

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc

Lời giải:

- Cách 1: Tăng nhiệt độ bằng cách đun nóng bình phản ứng

- Cách 2: Tăng nồng độ (dùng dung dịch HCl đặc)

- Cách 3: Tăng diện tích bề mặt của miếng kẽm (zinc)

Bài 20.3 trang 62 SBT Hóa học 10: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:

(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide.

(2) Nung ở nhiệt độ cao.

(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

(4) Đập nhỏ potassium chlorate.

(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.

Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng

A. 2.                    

B. 3.                     

C. 4.                     

D. 5.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc

Lời giải:

- Các biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng là (1), (2), (4) và (5) → Đáp án: C

- Biện pháp (3) chỉ mô tả cách thu khí oxygen

Bài 20.4 trang 62 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.

B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.

C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hoá cơm nếp thành rượu.

D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc

Lời giải:

- Đáp án: A

- Giải thích: Nhiệt độ vùng cao thấp hơn nhiệt độ ở vùng thấp → Nhiên liệu ở vùng cao cháy chậm hơn

Bài 20.5 trang 62 SBT Hóa học 10: Trong quy trình sản xuất sulfuric acid, xảy ra phản ứng hóa học sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi tăng áp suất khí SO2 hay O2 thì tốc độ phản ứng đều tăng lên.

B. Tăng diện tích bề mặt của xúc tác V2O5 sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.

C. Xúc tác sẽ dần chuyển hoá thành chất khác nhưng khối lượng không đổi.

D. Cần làm nóng bình phản ứng để đẩy nhanh tốc độ phản ứng.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:

- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc

Lời giải:

- Đáp án: C

- Giải thích: Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc

Đánh giá

0

0 đánh giá