SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 20 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

327

Với giải Câu hỏi trang 20 SBT Hoá học10 Cánh Diều Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 20 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 7.1 trang 20 sách bài tập Hóa học 10: Chọn nguyên tử có bán kính lớn hơn trong mỗi cặp nguyên tử nguyên tố sau:

a) Al và In.

b) Si và N.

c) P và Pb.

d) C và F.

Lời giải:

a) Al và In thuộc cùng nhóm IIIA, ZAl < ZIn do đó bán kính In lớn hơn.

b) So sánh gián tiếp qua P:

Si và P thuộc cùng chu kì 3, ZSi < ZP do đó bán kính Si > P (1).

N và P thuộc cùng nhóm VA, ZP > ZN do đó bán kính P > N (2).

Từ (1) và (2) có bán kính Si lớn hơn bán kính N.

c) So sánh gián tiếp qua Bi:

P và Bi cùng thuộc nhóm VA, ZBi > ZP nên bán kính Bi > P (1)

Pb và Bi cùng thuộc chu kì 6, ZPb < ZBi nên bán kính Pb > Bi (2)

Từ (1) và (2) có bán kính Pb lớn hơn bán kính P.

d) C và F cùng thuộc chu kì 2, Zc < ZF nên bán kính C lớn hơn bán kính F.

Bài 7.2 trang 20 sách bài tập Hóa học 10: Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần?

A. F < S < Si < Ge < Ca < Rb.

B. F < Si < S < Ca < Ge < Rb.

C. Rb < Ca < Ge < Si < S < F.

D. F < Si < S < Ge < Ca < Rb.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dầ

Theo quy luật biến đổi bán kính trong 1 chu kì và nhóm có bán kính các nguyên tử tăng dần theo thứ tự: F < S < Si < Ge < Ca < Rb.

Bài 7.3 trang 20 sách bài tập Hóa học 10: Dãy các ion nào sau đây có bán kính tăng dần?

A. S2- < Cl- < K+ < Ca2+.

B. K+ < Ca2+ < S2- < Cl-.

C. Cl- < S2- < Ca2+ < K+.

D. Ca2+ < K+ < Cl- < S2-.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các ion này đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6, bán kính ion sẽ phụ thuộc vào điện tích hạt nhân.

Điện tích hạt nhân càng lớn càng hút mạnh electron ở lớp ngoài cùng, bán kính sẽ càng nhỏ. Điện tích hạt nhân của Ca2+, K+, Cl-, S2- lần lượt là +20, +19, +17, +16 nên bán kính sẽ tăng dần từ Ca2+, K+, Cl-, S2-.

Bài 7.4 trang 20 sách bài tập Hóa học 10: Cho bảng số liệu sau đây:

Sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều | Giải sách bài tập Hóa học 10 hay nhất | SBT Hóa học 10 CD

Dựa trên xu hướng biến đổi tuần hoàn và dữ liệu trong bảng trên, giá trị nào sau đây là phù hợp nhất với bán kính ion K+?

A. 90 pm.

B. 133 pm.

C. 195 pm.

D. 295 pm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các cation luôn có bán kính nhỏ hơn đáng kể so với nguyên tử trung hòa tương ứng do có số lượng electron ít hơn, lực hút của hạt nhân lên các electron mạnh hơn, do vậy bán kính của K+ phải nhỏ hơn bán kính của K (227 pm).

Bên cạnh đó, theo xu hướng biến đổi tuần hoàn thì bán kính của K+ phải lớn hơn bán kính của Na+ (98 pm), tương tự như bán kính của K lớn hơn của Na.

Trong hai giá trị 133 và 195 pm, giá trị 133 pm phù hợp hơn vì thể hiện sự giảm đáng kể bán kính cation so với nguyên tử trung hòa, tương tự trường hợp Na và Na+ trong bảng số liệu.

Bài 7.5 trang 20 sách bài tập Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.

B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.

C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.

D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.

Đánh giá

0

0 đánh giá