SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 30 Bài 11: Liên kết cộng hoá trị

210

Với giải Câu hỏi trang 30 SBT Hoá học10 Cánh Diều Bài 11: Liên kết cộng hoá trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 30 Bài 11: Liên kết cộng hoá trị

Bài 11.1 trang 30 sách bài tập Hóa học 10: Trong nguyên tử C, những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết cộng hoá trị thuộc phân lớp nào sau đây?

A. 1s.

B. 2s.

C. 2s, 2p.

D. ls, 2s, 2p.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron của carbon (C): 1s22s22p2.

Trong nguyên tử C, electron có khả năng tham gia hình thành liên kết cộng hóa trị là các electron ở lớp ngoài cùng hay là các electron ở phân lớp 2s; 2p.

Bài 11.2 trang 30 sách bài tập Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ bền vững hơn.

B. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng thấp hơn.

C. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo lớp vỏ electron được octet.

D. Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng cao hơn.

E. Các nguyên tử nguyên tố phi kim chỉ liên kết với các nguyên tử nguyên tố kim loại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D và E

Phát biểu D sai vì các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng thấp hơn.

Phát biểu E sai vì các nguyên tử nguyên tố phi kim có thể liên kết với các nguyên tử nguyên tố kim loại hoặc nguyên tử nguyên tố phi kim.

Bài 11.3 trang 30 sách bài tập Hóa học 10: Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa

A. các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau.

B. các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau.

C. các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tử nguyên tố phi kim.

D. các nguyên tử khí hiếm với nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau.

Bài 11.4 trang 30 sách bài tập Hóa học 10: Số lượng cặp electron dùng chung trong các phân tử H2, O2, N2, F2 lần lượt là:

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 2, 3, 1.

C. 2, 2, 2, 2.

D. 1, 2, 2, 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

+ Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng, mỗi nguyên tử H có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành phân tử H2. Công thức cấu tạo: H – H.

+ Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng, mỗi nguyên tử O có xu hướng góp chung 2 electron để tạo thành phân tử O2. Công thức cấu tạo: O = O.

+ Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng, mỗi nguyên tử N có xu hướng góp chung 3 electron để tạo thành phân tử N2. Công thức cấu tạo: N ≡ N.

+ Nguyên tử F có 7 electron ở lớp ngoài cùng, mỗi nguyên tử F có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành phân tử F2. Công thức cấu tạo: F – F.

Số lượng cặp electron dùng chung trong các phân tử H2, O2, N2, F2 lần lượt là: 1, 2, 3, 1.

Bài 11.5 trang 30 sách bài tập Hóa học 10: Trong phân tử HF, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử F lần lượt là:

A. 1 và 3.

B. 2 và 2.

C. 3 và 1.

D. 1 và 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Công thức Lewis của HF là:

Trong phân tử HF, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử F

Vậy số cặp electron dùng chung là 1; cặp electron hóa trị riêng của F là 3.

Đánh giá

0

0 đánh giá