SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 61 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen

299

Với giải Câu hỏi trang 61 SBT Hoá học10 Cánh Diều Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 61 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen

Bài 17.20 trang 61 sách bài tập Hóa học 10: Từ bảng giá trị năng lượng liên kết (kJ mol-1) dưới đây:

Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất trang 61 sách bài tập Hóa học lớp 10

Hãy cho biết:

a) Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất?

b) Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của hai phản ứng sau là bao nhiêu?

Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất trang 61 sách bài tập Hóa học lớp 10

c) Trong hai phản ứng (1) và (2), phản ứng nào tỏa nhiệt nhiều hơn?

Lời giải:

a) Liên kết bền nhất là H – F. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền.

Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất trang 61 sách bài tập Hóa học lớp 10

c) Phản ứng (1) tỏa nhiều nhiệt hơn. Phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn âm hơn thì sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn.

Bài 17.21 trang 61 sách bài tập Hóa học 10: Người ta thường tách bromine trong rong biển bằng quá trình sục khí chlorine vào dung dịch chiết chứa ion bromide. Phương trình hóa học của phản ứng có thể được mô tả dạng thu gọn như sau:

2Br-(aq) + Cl2(aq) → 2Cl-(aq) + Br2(aq)

Cho các số liệu enthalpy tạo thành chuẩn ΔfH2980(kJmol1) trong bảng dưới đây:

Người ta thường tách bromine trong rong biển bằng quá trình sục khí chlorine

a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng trên.

b) Phản ứng trên có thuận lợi về năng lượng không?

Lời giải:

a) Với phản ứng:

2Br-(aq) + Cl2(aq) → 2Cl-(aq) + Br2(aq)

Dựa vào enthalpy tạo thành chuẩn của các chất, biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính như sau:

ΔrH2980=2ΔfH2980(Cl(aq))+ΔfH2980(Br2(aq))2ΔfH2980(Br(aq))ΔfH2980(Cl2(aq))

= 2 × (-167,16) + (-2,16) – 2 × (-121,55) – (-17,3) = -76,08 (kJ).

b) Đây là phản ứng tỏa nhiệt nên thuận lợi về mặt năng lượng. Thực tế phản ứng trên diễn ra dễ dàng.

Bài 17.22 trang 61 sách bài tập Hóa học 10: Hình sau đây là một phần phổ khối lượng của chlorine. Phổ này có hai tín hiệu, là hai đường thẳng xuất phát từ tọa độ 35 và 37 trên trục hoành. Nhờ đó, người ta biết được nguyên tố chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl.

Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị cũng là tỉ lệ độ cao h1 và h2 (hay tỉ lệ cường độ tương đối) của hai tín hiệu:

Hình sau đây là một phần phổ khối lượng của chlorine

a) Dùng thước (độ chia nhỏ nhất là mm) để đo h1 và h2. Từ đó tính tỉ lệ h1 : h2.

b) Số nguyên tử đồng vị 35Cl gấp bao nhiêu lần số nguyên tử đồng vị 37Cl?

c) Xác định phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị?

d) Xác định nguyên tử khối trung bình của chlorine.

Lời giải:

a) Dùng thước ta đo được:

h1 = 50 mm; h2 = 15 mm.

Vậy h1 : h2 = 50 : 15 = 10 : 3.

b) Số nguyên tử đồng vị 35Cl gấp 103 lần số nguyên tử đồng vị 37Cl.

c) Phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị là:

%C35l=103103+1×100%=76,9%

%37Cl = 100% - 76,9% = 23,1%.

d) Nguyên tử khối trung bình của chlorine là:

A¯=35×76,9+37×23,1100=35,46

Đánh giá

0

0 đánh giá