Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 65 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid

321

Với giải Câu hỏi trang 65 SBT Hoá học10 Cánh Diều Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Cánh Diều trang 65 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid

Bài 18.10 trang 65 sách bài tập Hóa học 10: Hãy đề xuất cách phân biệt bốn dung dịch hydrohalic acid bằng phương pháp hóa học.

Lời giải:

Đề xuất cách phân biệt:

- Đánh số thứ tự từng lọ dung dịch, trích mẫu thử.

- Cho từ từ một vài giọt dung dịch silver nitrade (AgNO3) vào từng mẫu thử.

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra là hydrofluoric acid.

+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện là hydrochloric acid.

AgNO3(aq) + HCl(aq) → AgCl(s) + HNO3

+ Nếu có kết tủa vàng nhạt xuất hiện là hydrobromic acid.

AgNO3(aq) + HBr(aq) → AgBr(s) + HNO3

+ Nếu có kết tủa vàng xuất hiện là hydroiodic acid.

AgNO3(aq) + HI(aq) → AgI(s) + HNO3

Bài 18.11 trang 65 sách bài tập Hóa học 10: Hoàn thành phương trình hóa học của mỗi phản ứng sau:

a) HCl(aq) + KMnO4(s) → KCl(aq) + MnCl2(aq) + Cl2(g) + H2O(l)

b) MnO2(s) + HCl(aq) → MnCl2(aq) + ? + H2O(l)

c) Cl2(g) + ? → ? + NaClO3(aq) + H2O(l)

d) NaBr(s) + H2SO4(l) → NaHSO4(s) + ? + SO2(g) + H2O(g)

e) HI(g) + ? → I2(g) + H2S(g) + H2O(l).

Lời giải:

a) 16HCl(aq) + 2KMnO4(s) → 2KCl(aq) + 2MnCl2(aq) + 5Cl2(g) + 8H2O(l)

b) MnO2(s) + 4HCl(aq) → MnCl2(aq) + Cl2(g) + 2H2O(l)

c) 3Cl2(g) + 6NaOH(aq) → 5NaCl(aq) + NaClO3(aq) + 3H2O(l)

d) 2NaBr(s) + 3H2SO4(l) → 2NaHSO4(s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)

e) 8HI(g) + H2SO4(l) → 4I2(g) + H2S(g) + 4H2O(l).

Bài 18.12 trang 65 sách bài tập Hóa học 10: Điền vào chỗ trống tên gọi hoặc công thức phân tử của các chất tương ứng:

a) …….: HI

b) …….: NaCl

c) Potassium iodide: …….

d) …….: NaClO

Lời giải:

a) Hydrogen iodide: HI

b) Sodium chloride: NaCl

c) Potassium iodide: KI

d) Sodium hypochlorite: NaClO

Bài 18.13 trang 65 sách bài tập Hóa học 10: a) X là các nguyên tố bền thuộc nhóm halogen. Hãy điền công thức hóa học của nguyên tố, chất, ion theo thứ tự với các tính chất tương ứng theo bảng sau:

X là các nguyên tố bền thuộc nhóm halogen

b) Viết các phản ứng chứng minh sự thay đổi tính khử của các ion X- theo xu hướng trong bảng tuần hoàn đã được hoàn thành ở câu a.

c) Tìm hiểu và giải thích vì sao tính acid của các hợp chất HX lại được thay đổi theo thứ tự như câu a.

Lời giải:

a)

X là các nguyên tố bền thuộc nhóm halogen

b) Phản ứng chứng minh tính khử của các ion tăng dần theo thứ tự: F-, Br-, Cl-, I-:

Phản ứng với sulfuric acid đặc trong cùng điều kiện:

NaF(s) + H2SO4(l) → NaHSO4(s) + HF(g)

NaCl(s) + H2SO4(l) → NaHSO4(s) + HCl(g)

2NaBr(s) + 3H2SO4(l) → 2NaHSO4(s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)

8NaI(s) + 9H2SO4(l) → 8NaHSO4(s) + H2S(g) + 4I2(g) + 4H2O(g)

Dễ thấy F- và Cl- không thể hiện tính khử; Br- khử lưu huỳnh (sulfur) có số oxi hóa +6 về số oxi hóa +4; I- có thể khử lưu huỳnh (sulfur) có số oxi hóa +6 xuống số oxi hóa thấp hơn là -2.

Vậy tính khử I- > Br-> Cl-, F- (1).

Mặt khác, Cl- trong HCl đặc có thể khử MnO2 theo phản ứng sau:

MnO2(s) + 4HCl(aq) → MnCl2(aq) + Cl2(g) + 2H2O(l)

Phản ứng này dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, trong khi đó F- trong điều kiện tương tự thì không xảy ra phản ứng. Ngoài ra, F- gần như không thể bị oxi hóa bởi các hóa chất khác trong điều kiện thông thường.

Vậy tính khử Cl- > F- (2)

Từ (1) và (2) suy ra điều cần chứng minh.

c) Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy HF, HCl, HBr, HI là do sự giảm độ bền liên kết theo thứ tự: H – F > H – Cl > H – Br > H – I.

Bài 18.14 trang 65 sách bài tập Hóa học 10: Mỗi năm, hàng triệu tấn hydrochloric acid được cho phản ứng với acetylene (hay ethyne) và ammonia.

a) Viết phương trình hóa học của hai phản ứng trên.

b) Hai phản ứng trên được dùng trong lĩnh vực sản xuất nào?

Lời giải:

a) Các phương trình hóa học:

Sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều | Giải sách bài tập Hóa học 10 hay nhất | SBT Hóa học 10 CD

b) Phản ứng (1) được ứng dụng trong sản xuất nhựa PVC;

Phản ứng (2) được ứng dụng trong sản xuất phân đạm

Bài 18.15 trang 65 sách bài tập Hóa học 10: Một trong những ứng dụng quan trọng của hydrochloric acid là dùng để loại bỏ gỉ thép trước khi đem cán, mạ điện, … Theo đó, thép sẽ được ngâm trong hydrochloric acid nồng độ khoảng 18% theo khối lượng. Các oxide tạo lớp gỉ trên bề mặt của thép, chủ yếu là các oxide của sắt và một phần sắt sẽ bị hòa tan bởi acid. Quá trình này thu được dung dịch (gọi là dung dịch A), chủ yếu chứa hydrochloric acid dư và iron(II) chloride được tạo ra từ phản ứng sắt khử ion Fe3+.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng diễn ra. Các phản ứng này có phát thải khí độc vào môi trường không?

b) Để tái sử dụng acid, dung dịch A được đưa đến thiết bị phun, ở khoảng 180 oC để thực hiện phản ứng:

4FeCl2 + 4H2O + O2 → 8HCl + 2Fe2O3

Sau quá trình trên, cần làm thế nào để thu được hydrochloric acid?

Lời giải:

a) Các phương trình hóa học của các phản ứng diễn ra:

FeO(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2O(l)

Fe2O3(s) + 6HCl(aq) → 2FeCl3(aq) + 3H2O(l)

Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g)

Fe(s) + 2FeCl3(aq) → 3FeCl2(aq)

b) Phản ứng 4FeCl2 + 4H2O + O2 → 8HCl + 2Fe2O3 diễn ra ở nhiệt độ cao, thu khí hydrogen chloride. Khí này cần được hòa tan vào nước để thu lại hydrochloric acid, dung dịch này được tái sử dụng.

Đánh giá

0

0 đánh giá