Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Ôn tập cuối học kì I: Tiết 6 trang 122 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều

652

Trả lời các câu hỏi phần Ôn tập cuối học kì I: Tiết 6 trang 122 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Giải bài tập Ôn tập cuối học kì I: Tiết 6 trang 122

 

Đề bài

Tiếng Việt lớp 3 trang 122 Câu 1: Đọc và làm bài tập:

Ông Mạc Đĩnh Chi

Ôn tập cuối học kì I: Tiết 6 trang 122 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ ông làm mọi việc để nuôi con ăn học. Nhưng vì nhà nghèo, hằng ngày, Mạc Đĩnh Chi phải theo mẹ vào rừng kiếm củi để bán lấy tiền sinh sống. Một vài lần, Mạc Đĩnh Chi đến lớp muộn, thầy giáo hiểu cảnh ngộ của cậu học trò nghèo nên không trách phạt.

Mạc Đĩnh Chi đọc sách gần như mọi lúc, mọi nơi. Không có tiền mua nến, đêm đem, ông đốt củi, lá cây để học. Ông còn nghĩ ra cách bỏ đom đóm vào vỏ trứng làm đèn đọc sách. Năm 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên.

Năm 1308, vua Trần Anh Tông cử ông đi sứ sang nhà Nguyên. Vua quan nhà Nguyên chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại nên gây cho sự bộ nước ta rất nhiều khó khăn. Mạc Đĩnh Chi và sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách, khiến vua quan nhà Nguyên nể phục. Tương truyền, vua nhà Nguyên còn tặng Mạc Đĩnh Chi bốn chữ “Lưỡng quốc Trang nguyên” (Trạng nguyên hai nước). 

 ĐỨC MINH

 

Tiếng Việt lớp 3 trang 122 Câu 2Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:

a) Dòng nào dưới đây nêu đủ ý trong đoạn 1 của bài đọc?

- Hoàn cảnh gia đình Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.   

- Công lao của mẹ đối với Mạc Đĩnh Chi.

- Công lao của thầy đối với Mạc Đĩnh Chi.  

b) Có thể tóm tắt nội dung của đoạn 2 bằng câu nào?

- Mạc Đĩnh Chi chăm học.

- Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên.

- Mạc Đĩnh Chi chăm học, thành tài.

c) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?

- Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.

- Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

- Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.  

d) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn?

- Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.  

- Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.

- Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

e) Chi tiết nào đã thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?

- Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.

- Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.

- Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc hoàn thành bài tập.  

Lời giải:

a) Dòng nào dưới đây nêu đủ ý trong đoạn 1 của bài đọc?

- Hoàn cảnh gia đình Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ. 

b) Có thể tóm tắt nội dung của đoạn 2 bằng câu nào?

- Mạc Đĩnh Chi chăm học, thành tài.

c) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?

- Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

d) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn?

- Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại. 

e) Chi tiết nào đã thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?

- Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 122 Câu 3: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải:

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.

=> Hoàn cảnh của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ thật đáng thương!

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.

=> Em rất khâm phục đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi. 

=> Em rất ngưỡng mộ tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá