Với giải vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức trang 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán lớp 3. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông | Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 52, 53 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Cho ABCD là hình chữ nhật có BC = 20 cm, CD = 50 cm. Một con kiến đang ở điểm A (như hình vẽ).
a) Nếu con kiến muốn bò đến điểm B theo cạnh AB thì phải bò một đoạn đường dài … cm.
b) Nếu con kiến muốn bò đến điểm D theo cạnh AD thì phải bò một đoạn đường dài … cm.
c) Nếu con kiến muốn bò đến điểm C theo đường gấp khúc ABC thì phải bò một đoạn đường dài … cm.
Lời giải
Vì ABCD là hình chữ nhật nên ta có:
AB = CD = 50 cm; AD = BC = 20 cm.
a) Đoạn thẳng AB dài 50 cm.
Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm B theo cạnh AB thì phải bò một đoạn đường dài 50 cm.
b) Đoạn thẳng AD dài 20 cm.
Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm D theo cạnh AD thì phải bò một đoạn đường dài 20 cm.
c) Độ dài đường gấp khúc ABC là:
50 + 20 = 70 (cm).
Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm C theo đường gấp khúc ABC thì phải bò một đoạn đường dài 70 cm.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 52 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Rùa và Ốc sên thi chạy. Hai bạn cùng xuất phát từ điểm M chạy đến đích ở điểm N nhưng theo hai đường khác nhau. Ốc sên chạy đến đích theo cạnh MN, còn Rùa chạy đến đích theo đường gấp khúc MQPN. Biết rằng MNPQ là hình chữ nhật có NP = 50 cm.
Đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy … cm.
Lời giải
Vì MNPQ là hình chữ nhật nên ta có:
MQ = NP = 50 cm; MN = QP.
Đoạn đường Ốc sên chạy là đoạn thẳng MN.
Đoạn đường Rùa chạy là:
MQ + QP + NP hay MQ + MN + NP (do QP = MN)
Vậy đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy là:
50 + 50 = 100 (cm)
Đáp số: 100 cm.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 53 Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Với số lượng các que tính giống nhau nào dưới đây thì xếp được một hình vuông (không thừa que tính nào)?
A. 6 que tính
B. 7 que tính
C. 8 que tính
b) Với số lượng các que tính giống nhau nào dưới đây thì không thể xếp được một hình chữ nhật (không thừa que tính nào)?
A. 6 que tính
B. 7 que tính
C. 10 que tính
Lời giải
a) Đáp án đúng là: C
Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên số que tính để xếp thành hình vuông phải là một số chia hết cho 4.
Ta có: 8 : 4 = 2
Vậy với 8 que tính giống nhau có thể xếp được thành 1 hình vuông.
b) Đáp án đúng là: B
Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau nên số que tính để xếp thành hình chữ nhật phải là một số chia hết cho 2.
Ta có: 7 không chia hết cho 2.
Vậy 7 que tính giống nhau không thể xếp được thành một hình chữ nhật (không thừa que tính nào)
Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.