Giáo án Hóa học 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Hóa học 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Hóa lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa học 10 (Kết nối tri thức 202) Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Thông qua bài học, học sinh:

- Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn; nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng.

- Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị của biến thiên enthalpy chuẩn.

- Tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của năng lượng hoá học của hầu hết các phản ứng hoá học cũng như quá trình chuyển thể của chất;

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

2.1. Năng lực hoá học

Năng lực hận thức hoá học:

– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25 oC hay 298 K);

 –  Trình bày được enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng;

– Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị ΔrH298o.

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học:

 – Tiến hành được thí nghiệm về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. Tìm hiểu các phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt trên thực tế.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

– Tìm hiểu, đưa ra được ví dụ và rút ra kết luận về sự thay đổi nhiệt độ của các quá trình xảy ra trong tự nhiên. Giải thích các phản ứng hoá học có liên quan đến năng lượng của phản ứng hóa học.

3. Phẩm chất

– Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân;

– Cẩn thận, khách quan và trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành;

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Dụng cụ và hóa chất: cốc 250 ml, 2 ống đong 50 ml (cho mỗi nhóm), que khuấy, giá kẹp, nhiệt kế; các dung dịch HCl 0,5 M, NaOH 0,5M, nước, viên C sủi.

- Các hình ảnh: đốt cháy than củi, viên C sủi tan vào nước …

- Các phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI DẠY

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giới thiệu về phản ứng hoá học xảy ra kèm theo sự thay đổi năng lượng và tạo tình huống có vấn đề tạo hứng thú HS tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về năng lượng nhiệt, những nghề nghiệp liên quan đến năng lượng nhiệt từ đó vào bài mới.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nhiệm vụ học tập:

– GV đặt câu hỏi:

+ Trình bày những hiểu biết của em về năng lượng nhiệt?

+ Liệt kê một số nghề nghiệp liên quan đến năng lượng nhiệt.

HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV gợi ý: Từ thời tiền sử con người đã biết đốt cháy củi để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ …

Ngày nay, con người đã biết sử dụng rất nhiều các phản ứng hoá học để chuyển đổi, tích trữ thành các dạng năng lượng như năng lượng nhiệt (nhiên liệu), năng lượng điện (acquy) …

 GV ghi nhận các ý kiến của HS và giới thiệu bài học.

 

– HS xung phong phát biểu.  

 

Kết luận:

GV đưa ra vấn đề vào bài: Phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt đóng vai trò quan trọng giúp con người thực hiện các hoạt động sống và phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhau. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này.

- HS lĩnh hội.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. PHẢN ỨNG TOẢ NHIỆT, PHẢN ỨNG THU NHIỆT

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt

a) Mục tiêu:

 – Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

 – Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt.

- Dự đoán được phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt.

 – Tiến hành được thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà.

b) Nội dung:

Từ việc quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi phiếu học tập 1 và thực hiện thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà, GV hướng dẫn HS nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng và môi trường xung quanh. Qua đó sẽ trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt và dự đoán được phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.

 c) Sản phẩm:

– Câu trả lời phiếu học tập 1;

- Câu trả lời trong phần thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà.

d) Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Hóa 10 Bài 16 Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Hóa 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Hóa 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Hóa học 10 Bài 16: Ôn tập chương 4

Giáo án Hóa học 10 Bài 18: Ôn tập chương 5

Giáo án Hóa học 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Giáo án Hóa học 10 Bài 20: Ôn tập chương 6

Giáo án Hóa học 10 Bài 21: Nhóm halogen

Đánh giá

0

0 đánh giá