Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức 2023) Bài 2: Phản ứng hoá học

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức 2023) Bài 2: Phản ứng hoá học

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

+ Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

+ Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu, sản phẩm và sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử các chất.

+ Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

+ Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo …

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

6 bộ dụng cụ cho 6 nhóm:

+ Hoá chất: nước đá viên, dung dịch: HCl, NaOH, CuSO4, BaCl2, Zn.

+ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh (dung tích 250 mL), nhiệt kế, đèn cồn, kiềng sắt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

- Video thí nghiệm sắt phản ứng với lưu huỳnh (nếu không có video tương tự như các bước tiến hành trong SGK thì GV có thể tự làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm sau đó quy video lại hoặc GV biểu diễn thí nghiệm trên lớp).

- Thiết kế phiếu học tập, slide.

- Máy tính, máy chiếu …

2. Học sinh

- SGK, vở ghi …

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG 

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung: HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi mở đầu trang 11 - SGK – KHTN8 từ đó hình thành mục tiêu bài học.

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới?

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:

Phần nến bị cháy đã bị biến đổi thành chất mới. Cụ thể nến cháy sinh ra carbon dioxide và nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Trong chương trình KHTN6 các em đã được biết thế nào là hiện tượng vật lí, thế nào là hiện tượng hoá học. Vậy khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới? Các em hãy thảo luận cùng bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi này.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập        

HS thảo luận cặp đôi.

- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện học sinh trình bày câu trả lời, các HS còn lại theo dõi nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV chuẩn hoá kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.

GV dẫn dắt vào bài: Để củng cố kiến thức về biến đổi vật lí, biến đổi hoá học và đào sâu kiến thức về biến đổi hoá học các em cùng cô tìm hiểu bài học hôm nay:

Bài 2: Phản ứng hoá học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hiện tượng thực tiễn xác định được giai đoạn biến đổi vật lí, giai đoạn biến đổi hoá học.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm, làm thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm), hoàn thành phiếu học tập, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về biến đổi vật lí

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ:

Quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi sau:

1. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1. 2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không?

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về biến đổi hoá học

Quan sát video thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS, dự kiến:

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về biến đổi vật lí

1. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bước

a

b

c

Nhiệt độ

oC

oC

100 oC

2. Trong quá trình chuyển thể, nước chỉ bị thay đổi trạng thái, không bị biến đổi thành chất khác.

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về biến đổi hoá học

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút.

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút.

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút.

d) Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án KHTN 8 Bài 2 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Giáo án Bài 3: Mol và tỉ khổi chất khí

Giáo án Bài 4: Dung dịch và nồng độ dung dịch

Giáo án Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Giáo án Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá