Giải KHTN 8 trang 33 (Kết nối tri thức)

268

Với giải SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 33 chi tiết trong Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 33 (Kết nối tri thức)

Hoạt động 3 trang 33 KHTN 8Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Chuẩn bị: dung dịch HCl 0,1 M, đá vôi (dạng viên), đá vôi (dạng bột hoặc đập nhỏ từ đá vôi dạng viên); ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cân một lượng đá vôi (dạng bột) và đá vôi (dạng viên) bằng nhau (khoảng 1 gam) cho vào 2 ống nghiệm (1) và (2).

- Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch HCl 0,1 M, quan sát sự thoát khí.

Trả lời câu hỏi:

- Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? Giải thích.

- Kích thước hạt ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?

Trả lời:

- Phản ứng ở ống nghiệm (1) chứa đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn. Do đá vôi dạng bột có diện tích tiếp xúc lớn hơn đá vôi dạng viên.

- Kích thước hạt càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn.

Hoạt động 4 trang 33 KHTN 8Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

Chuẩn bị: nước oxy già (y tế) H2O2 3%, manganese dioxide (MnO2, dạng bột); ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cho khoảng 3 mL dung dịch H2O2 3% vào hai ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2).

- Cho một ít bột manganese dioxide vào ống nghiệm (2) và quan sát sự thoát khí.

KHTN 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (ảnh 4)

Trả lời câu hỏi:

Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn?

Trả lời:

Phản ứng ở ống nghiệm (2) xảy ra nhanh hơn do khí thoát ra nhanh và mạnh hơn.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá