Làm phân bón hữu cơ. Chuẩn bị: Khoảng 3 kg các loại rác thải hữu cơ

265

Với giải Hoạt động trang 55 KHTN 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Phân bón hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

 Làm phân bón hữu cơ. Chuẩn bị: Khoảng 3 kg các loại rác thải hữu cơ

Hoạt động trang 55 KHTN 8Làm phân bón hữu cơ

Chuẩn bị: Khoảng 3 kg các loại rác thải hữu cơ (rau thừa; vỏ củ quả; …), khoảng 6 gam chế phẩm vi sinh (ví dụ: Trichoderma – Bacillus), nước, thùng nhựa (khoảng 5 L), dao, kéo.

Tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 5 học sinh để thực hiện các bước như sau:

- Băm nhỏ rác thải hữu cơ, xếp vào thùng nhựa.

- Rắc chế phẩm vi sinh Trichoderma – Bacillus lên rác thải và trộn đều. Đậy nắp thùng nhựa.

- Thỉnh thoảng bổ sung nước để giữ cho hỗn hợp ẩm.

Sau 25 – 30 ngày sẽ thu được phân bón hữu cơ.

Lưu ý: Không sử dụng các thức ăn bỏ đi có nguồn gốc động vật để làm phân bón hữu cơ.

Thảo luận nhóm và cho biết lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ so với phân vô cơ.

KHTN 8 Bài 12 (Kết nối tri thức): Phân bón hóa học (ảnh 4)

Trả lời:

Một số lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ so với phân vô cơ:

+ Nâng cao độ phì nhiêu và làm đất tơi xốp.

+ Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng.

+ Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động.

+ Tiết kiệm nước tưới.

+ Bảo vệ môi trường.

+ Tốt cho sức khoẻ con người và động vật nuôi.

Đánh giá

0

0 đánh giá