Với giải SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 66 chi tiết trong Bài 15: Áp suất trên một bề mặt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải KHTN 8 trang 66 (Kết nối tri thức)
Câu hỏi 1 trang 66 KHTN 8: Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.
a. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 m2.
b. Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25 000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường nằm ngang là 250 cm2.
Trả lời:
a. Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là
b. Áp suất của một ô tô lên mặt đường nằm ngang là
Câu hỏi 2 trang 66 KHTN 8: Hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.
Trả lời:
Do áp suất em bé tạo ra trên diện tích bề mặt đệm (nệm) bị ép lớn hơn áp suất do người lớn tạo ra trên diện tích bề mặt đệm (nệm) bị ép.
Trả lời:
Từ công thức tính áp suất , ta có nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất:
- Làm tăng áp suất bằng cách:
+ Tăng áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.
+ Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép.
+ Vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bề mặt bị ép.
- Làm giảm áp suất bằng cách:
+ Giảm áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.
+ Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép.
+ Vừa giảm áp lực vừa tăng diện tích bề mặt bị ép.
Trả lời:
- Phương án để có thể đóng được chiếc cọc xuống đất một cách dễ dàng: Ta vót nhọn đầu chiếc cọc cắm xuống đất và sử dụng búa lớn đập vuông góc vào đầu còn lại của chiếc cọc.
- Cách làm trên giúp đóng cọc xuống đất được dễ dàng do ta đã làm tăng áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép sẽ giúp áp suất của chiếc cọc tác dụng xuống đất được tăng lên nhiều lần.
Trả lời:
Để xe ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún người ta thường đặt tấm ván, thanh gỗ lên vùng đất đó để làm tăng diện tích bề mặt bị ép sẽ làm giảm áp suất của xe tác dụng lên vùng đất đó giúp xe có thể đi qua vùng đất sụt lún.
Trả lời:
Cá sấu có hàm răng rất nhọn dùng để tấn công con mồi, nhờ có răng nhọn giúp diện tích bề mặt bị ép nhỏ và làm tăng được áp suất tác dụng lên con mồi, làm con mồi bị ngoạm chặt và khó thoát khỏi nó.
Trả lời:
Ví dụ trong thực tế về công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất:
+ Đầu đinh, dao, kéo, ống hút,... đều được làm nhọn để giảm diện tích bị ép nhằm tăng áp suất.
+ Bánh xe tăng (để làm giảm độ lún của vật trên nền đất, người ta làm vật này có mặt tiếp xúc lớn).
Trả lời:
Ví dụ:
Tăng áp suất: Người ta làm đầu đinh nhọn, mài lưỡi dao sắc, ...
Giảm áp suất: Bánh xe tăng được làm bằng hệ thống bản xích, ...
Em có thể 2 trang 66 KHTN 8: Giải thích được vì sao ống hút cắm vào hộp sữa có một đầu nhọn.
Trả lời:
Theo nguyên tắc để tăng áp suất là làm diện tích bị ép càng nhỏ càng tốt nên để ống hút cắm vào hộp sữa dễ dàng người ta làm một đầu nhọn.
Xem thêm các bài giải KHTN 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 66 KHTN 8: Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.
Câu hỏi 2 trang 66 KHTN 8: Hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.
Em có thể 2 trang 66 KHTN 8: Giải thích được vì sao ống hút cắm vào hộp sữa có một đầu nhọn.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.