Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 3: Đôi bạn

648

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Đôi bạn - Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Đôi bạn 

Đôi bạn trang 110, 111 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 101 Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 101 Câu hỏi: Nói về sự gắn bó giữa các sự vật trong mỗi bức tranh dưới đây:

Đôi bạn trang 110, 111 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và nói về mối quan hệ gắn bó giữa các sự vật trong tranh.

Lời giải:

Cầu vòng - đám mây: đám mây giúp cầu vồng hiện lên thật rực rỡ trên bầu trời

Con sóc - cây: cây ra quả chín, sóc ăn quả của cây

Cây lúa - đồng ruộng: đồng ruộng là nơi để cây lúa sinh sống và phát triển

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 110, 111 Khám phá và luyện tập: Đọc và trả lời câu hỏi:

Đôi bạn

Mưa về như khách lạ

Ngập ngừng đứng ngoài sân

Gió vẻ như người thân

Thoăn thoắt đến gõ cửa.

 

Bức mành reo khe khẽ

Đón gió vào trong nhà

Gió mở túi hương ra

Toả đầy nôi bé ngủ!

 

Rồi gió lại tất tả

Đi chẳng kịp chào ai

Làm cho cả vườn cây

Lặng nhìn theo ngơ ngác...

Còn mưa thì từng bước

Đủng đỉnh dạo quanh nhà

Hết đeo nhẫn cho hoa

Lại xâu cườm cho lá...

 

Hai tính tình khác lạ

Thế mà rất thân nhau!

Hẳn mưa, gió chung nhau

Một ước mơ bạn nhỉ...

Hoàng Tá

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, mưa và gió được so sánh với gì?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ đầu để biết mưa và gió được so sánh với gì.

Lời giải:

Mưa được so sánh với khách lạ

Gió được so sánh với người thân

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 2: Vì sao cả vườn cây ngơ ngác lặng nhìn theo gió?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ hai và ba để biết vì sao cả vườn cây ngơ ngác lặng nhìn theo gió.

Lời giải:

Cả vườn cây lặng nhìn theo ngơ ngác vì gió đến và đi vội vã quá chả chào ai.

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả những việc làm của mưa?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ tư để tìm những hình ảnh miêu tả những việc làm của mưa.

Lời giải:

Còn mưa thì từng bước

Đủng đỉnh dạo quanh nhà

Hết đeo nhẫn cho hoa

Lại xâu cườm cho lá...

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 4: Theo em, ước mơ của mưa và gió là gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.

Lời giải:

Theo em, ước mơ của mưa và gió là được đi chung với nhau và cùng mang đến sự mát mẻ, dịu dàng của thiên nhiên đến cho con người.

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 5:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.

Đôi bạn trang 110, 111 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

b. Chia sẻ với bạn một thông tin thú vị trong bài đọc

Phương pháp giải:

a. Em hãy tìm và đọc một bài đọc về bạn bè và ghi lại:

Tên bài đọc

Tác giả

Nội dung

Thông tin thú vị

b. Em hãy nhớ lại bài văn đã đọc và chia sẻ với bạn về một thông tin thú vị trong bài đọc.

Lời giải:

a.

Phần thưởng

     1. Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

     2. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.

     Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.

     Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

     Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói:

     - Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

     Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục.     Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Phỏng theo BLAI-TƠN

(Lương Hùng dịch)

Tên bài đọc: Phần thưởng

Tác giả: Blai-tơn

Thông tin thú vị: bạn Na dù học chưa giỏi nhưng có tấm lòng đáng quý vì luôn giúp đỡ các bạn nên bạn ấy đã nhận được phần thưởng đặc biệt.

b.

Bài đọc về bạn bè gần đây mà em được đọc là bài Phần thưởng. Nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện là bạn Na. Bạn Na học chưa tốt nhưng bạn ấy có tấm lòng đáng quý, thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp. Tổng kết năm học, cô giáo đã bàn với các bạn trong lớp trao cho bạn Na một món quà đặc biệt. Đó là phần thưởng dành cho người bạn có tấm lòng đáng quý.

Đôi bạn trang 112 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 1: Nhớ - viết:

Đôi bạn

Bức mành reo khe khẽ

Đón gió vào trong nhà

Gió mở túi hương ra

Tỏa đầy nôi bé ngủ!

 

Rồi gió lại tất tả

Đi chẳng kịp chào ai

Làm cho cả vườn cây

Lặng nhìn theo ngơ ngác...

 

Còn mưa thì từng bước

Đủng đỉnh dạo quanh nhà

Hết đeo nhẫn cho hoa

Lại xâu cườm cho lá...

 

Bức mành reo khe khẽ

Đón gió vào trong nhà

Gió mở túi hương ra

Toả đầy nôi bé ngủ!

 

Rồi gió lại tất tả

Đi chẳng kịp chào ai

Làm cho cả vườn cây

Lặng nhìn theo ngơ ngác...

Lời giải:

Em nhớ và viết đoạn thơ được yêu cầu vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng

- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 2: Tìm từ ngữ chức tiếng bắt đầu bằng chữ hoặc chữ gi, có nghĩa:

a. Cố gắng dùng sức lực để đạt được, để lấy về được cho mình.

b. Làm dính vào nhau bằng keo, hồ,...

c. Làm cho ai việc gì đó.

d. Giữ kín, không muốn cho người khác biết.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc các câu trên, tìm từ ngữ thể hiện ý nghĩa của câu đó chú ý từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ hoặc chữ gi.

Lời giải:

a. Dành

b. Dán

c. Giúp

d. Giữ bí mật

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ trống:

Đôi bạn trang 112 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Phương pháp giải:

a. Em điền s, hoặc vào từng  cho đúng chính tả.

a. Em điền vần âc hoặc ât vào từng  và thêm dấu thanh nếu cần.

Lời giải chi tiết:

a. (rải, dải, giải):

dải lụa

giải thưởng

rải sỏi

(rao, dao, giao)

giao tiêng

rao hàng

đồng dao

b. (vành,dành,giành)

vành nón

dành dụm

giành chiến thắng

(vang,dang, giang)

giang sơn

vang dội

giang tay

Luyện tập về từ có nghĩa giống nhau. Dấu gạch ngang trang 112, 113 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 1: Xếp các từ ngữ sau thành các cặp có nghĩa giống nhau:

Luyện tập về từ có nghĩa giống nhau. Dấu gạch ngang trang 112, 113 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em đọc các từ trên và ghép thành các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau.

Lời giải:

Các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau là:

bé tí - nhỏ xíu

chăm chỉ - chịu khó

hiền lành - hiền hậu

học tập - học hành

to lớn - khổng lồ

yêu thương - yêu quý

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Đôi bạn

     Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, búp bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:

     - Ai hát đấy?

     Có tiếng trả lời:

     - Tôi hát đây. Tôi là dế mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.

     Búp bê nói:

     - Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.

Theo Nguyễn Kiên

a. Tìm những câu có dấu gạch ngang.

b. Dấu gạch ngang trong các câu tìm được dùng để làm gì?

Luyện tập về từ có nghĩa giống nhau. Dấu gạch ngang trang 112, 113 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

a. Em quan sát bài đọc và tìm những câu có dấu gạch ngang.

b. Em suy nghĩ xem dấu gạch ngang trong các câu tìm được dùng để làm gì dựa trên ba gợi ý và chọn một trong ba ý đã cho.

Lời giải:

a. Những câu có dấu gạch ngang:

- Ai hát đấy?

- Tôi hát đấy. Tôi là dế mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.

- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.

b. Dấu gạch ngang trong cóc câu tìm được dùng để làm gì?

Đánh dẫu chỗ bắt đầu lời nói nhân vật.

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 3: Viết vào vở câu hỏi, câu trả lời phù hợp với mỗi chỗ trống:

a. Vừa thấy em, Minh nói to:

- Cậu đi đâu đấy? Em đáp:

 *

b. Thấy quyển truyện tranh trên giá, Minh hỏi:

 *

Em trả lời:

 *

Phương pháp giải:

Em hãy viết các câu hỏi và câu trả lời thay và mỗi chỗ trống sao cho phù hợp với ý nghĩa của đoạn văn.

Lời giải:

a. Vừa thấy em, Minh nói to:

- Cậu đi đâu đấy?

Em đáp:

- Tớ đi qua nhà My để trả bạn ấy cuốn sách.

b. Thấy quyển truyện tranh trên giá, Minh hỏi:

- Cậu cho tớ mượn quyển truyện này được không?

Em trả lời:

- Được chứ, cậu lấy đọc đi

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 1: Viết từ ngữ chỉ sở thích của em.

Luyện tập về từ có nghĩa giống nhau. Dấu gạch ngang trang 112, 113 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em hãy viết ra từ chỉ sở thích của em bằng một từ ngữ.

Lời giải:

Đam mê, yêu thích, thích

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 2: Tìm các bạn có cùng sở thích với em.

Phương pháp giải:

Em hãy hỏi các bạn trong nhóm, trong lớp và tìm các bạn có cùng sở thích với em.

Lời giải:

HS tự tìm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 3: Nói 2 - 3 câu về sở thích của cả nhóm.

Phương pháp giải:

Em dựa trên sở thích của bản thân, sở thích của các bạn trong nhóm đã tìm hiểu ở câu 2 để nói 2 - 3 câu về sở thích của cả nhóm.

Lời giải:

Nhóm em có chung một sở thích đó là đọc sách. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em cùng ngồi dưới gốc cây đọc những cuốn sách mình thích. Tuy nhiên, mỗi bạn lại có một sở thích riêng, có bạn thích đá bóng, có bạn đam mê vẽ tranh, có bạn lại thích trồng cây,…

Đánh giá

0

0 đánh giá