Mùa lúa chín. Chữ hoa S Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 – Cánh diều

738

Trả lời các câu hỏi phần Mùa lúa chín. Chữ hoa S Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 2.

Giải bài tập Mùa lúa chín. Chữ hoa S

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 1: Nghe – viết:

Mùa lúa chín

Vây quanh làng

Một biển vàng

Như tơ kén…

Hương lúa chín

Thoang thoảng bay

Làm say

Đàn ri đá.

Lúa biết đi

Chuyện rầm rì

Rung rinh sóng

Làm xáo động

Cả rặng cây

Làm lung lay

Hàng cột điện…

Tiếng Việt lớp 2 trang 32 Câu 2: Tìm chữ phù hợp với ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây: chữ c hay k, chữ ng hay ngh?

Quả sồi

Quả sồi nhỏ nằm dưới đất. Nó ao ước được ở trên □ao để □ắm trăng sao, □e gió rì rào □ể chuyện. Nó nhờ ông sồi già đưa nó lên □ành cao. Ông sồi bảo:

- Cháu hãy tự mọc rễ nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một □ây sồi cao lớn.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và điền chữ phù hợp vào chỗ trống.

Lời giải:

Quả sồi

Quả sồi nhỏ nằm dưới đất. Nó ao ước được ở trên cao để ngắm trăng sao, nghe gió rì rào kể chuyện. Nó nhờ ông sồi già đưa nó lên cành cao. Ông sồi bảo:

- Cháu hãy tự mọc rễ nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một cây sồi cao lớn.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Tiếng Việt lớp 2 trang 33 Câu 3: Tìm các tiếng:

a. Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Kêu lên vì vui mừng.

- Nói sai sự thật.

- Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây.

b. Có dấu hỏi hoặc dấu ngã có nghĩa như sau:

- Ngược lại với thật.

- Ngược lại với lành (hiền).

- Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nghĩa và tìm  từ ngữ tương ứng.

Lời giải:

a. Bắt đầu bằng r, d hoặc gi

- Kêu lên vì vui mừng: reo

- Nói sai sự thật: nói dối

- Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây: gieo

b. Có dấu hỏi hoặc dấu ngã

- Ngược lại với thật: giả

- Ngược lại với lành: dữ

- Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường: ngõ

Tiếng Việt lớp 2 trang 33 Câu 4: Tập viết:

a) Viết chữ hoa:

b) Viết ứng dụng: Sương long lanh đậu trên cành lá.

Phương pháp giải:

* Cấu tạo: Chữ s thường được cấu tạo từ hai nét cơ bản (thẳng xiên và cong phải). Nhưng có biến điệu. Trong đó, ở cuối nét thẳng xiên có vòng xoắn nhỏ.

* Cách viết:

Để bắt đầu viết chữ s thường, bé hãy đặt bút ở đường kẻ 1. Sau đó viết nét thẳng xiên. Phía trên hơi lượn sang trái tạo vòng xoắn nhỏ (cao hơn đường kẻ 3 một chút). Tiếp tục đưa bút viết nét cong phải. Cuối cùng dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 (gần nét thẳng xiên).

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32 Mùa lúa chín...

Tiếng Việt lớp 2 trang 33, 34, 35 Chiếc rễ đa tròn...

Tiếng Việt lớp 2 trang 35, 36 Chiếc rễ đa tròn...

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Viết về hoạt động chăm sóc cây xanh...

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Hạt đỗ nảy mầm...

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Em đã biết những gì, làm được những gì...

Đánh giá

0

0 đánh giá