Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Giải KHTN 8 trang 140 (Kết nối tri thức)

226

Với giải SGK KHTN 8 Kết nối tri thức trang 140 chi tiết trong Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 140 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi trang 140 KHTN 8Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý:

- Cần dò tìm được vị trí động mạch để làm ngừng sự chảy máu ở vết thương.

- Buộc dây garô ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim).

- Buộc dây garô với lực ép đủ làm cầm máu, tránh trường hợp thắt quá chặt gây dập nát tổ chức phần mềm, gây liệt chi hoặc trường hợp thắt garô không đủ chặt làm máu tiếp tục chảy, đồng thời ứ tắc tĩnh mạch có thể gây tím thẫm.

- Ghi chú thời gian đặt garô, không buộc quá lâu vì có thể làm hoại tử phần cơ quan bên dưới chỗ thắt garô.

Câu hỏi trang 140 KHTN 8Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân? Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lí như thế nào?

Trả lời:

- Chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân vì: Tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả. Ở những vị trí khác (như bẹn, bụng, đầu, cổ) biện pháp buộc dây garô vừa không có hiệu quả cầm máu, vừa gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lí bằng cách: một mặt cho băng chặt vết thương, mặt khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó). Nếu người sơ cứu không biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để cầm máu tạm thời bằng mọi cách. Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá