Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất

436

Với giải Thực hành 2 trang 13 KHTN 8 Cánh Diều chi tiết trong Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất

Thực hành 2 trang 13 KHTN 8:

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.

• Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.

Tiến hành

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2 (hình 1.2a).

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 4)

Bước 2: Lấy ống nghiệm 2 đem hơ nóng, sau đó đun nóng tập trung vào đáy ống nghiệm cho đến khi thấy hỗn hợp nóng đỏ thì ngừng đun (hình 1.2b).

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 5)

Bước 3: Đưa đồng thời hỗn hợp đã nguội (ống nghiệm 2) và ống nghiệm 1 lại gần mẩu nam châm (hình 1.2c).

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 6)

• Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.

• Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ống nghiệm 2 không? Giải thích.

Trả lời:

- Khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2, hiện tượng: sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

- Ở bước 3, mẩu nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm 2. Do ở thí nghiệm này chất ban đầu đã bị biến đổi tạo thành chất khác, không còn những đặc tính như chất ban đầu.

Đánh giá

0

0 đánh giá