Giải KHTN 8 trang 42 (Cánh Diều)

398

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 42 chi tiết trong Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 42 (Cánh Diều)

Luyện tập 1 trang 42 KHTN 8: Trường hợp nào có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:

a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.

b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen.

Trả lời:

Trường hợp (b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn.

Vận dụng 1 trang 42 KHTN 8: Trong hai phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn?

a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen.

b) Sự gỉ sắt trong không khí.

Trả lời:

Phản ứng (a) có tốc độ nhanh hơn phản ứng (b).

Vận dụng 2 trang 42 KHTN 8: Kể thêm hai phản ứng, một phản ứng có tốc độ nhanh và một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế.

Trả lời:

- Phản ứng có tốc độ nhanh: Phản ứng đốt cháy khí gas dùng trong đun nấu.

- Phản ứng có tốc độ chậm: Phản ứng lên men giấm.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học

Luyện tập 2 trang 42 KHTN 8: Cho cùng một lượng Zn hạt và Zn bột vào hai ống nghiệm 1 và 2. Sau đó, cho cùng một thể tích dung dịch HCl dư cùng nồng độ vào hai ống nghiệm. Dự đoán lượng Zn ở ống nghiệm nào sẽ tan hết trước.

Trả lời:

Dự đoán Zn ở ống nghiệm 2 (Zn dạng bột) sẽ tan hết trước do diện tích tiếp xúc với dung dịch HCl của Zn dạng bột lớn hơn của Zn dạng hạt.

Vận dụng 3 trang 42 KHTN 8: Nêu ví dụ trong thực tiễn có vận dụng yếu tố ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ của phản ứng.

Trả lời:

Một số ví dụ:

- Tạo các hàng lỗ trong viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí, cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy. 

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2)

- Để nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, người ta tiến hành đập nhỏ đá vôi.

- Thanh củi được chẻ nhỏ hoặc than được đập nhỏ trước khi đem nhóm bếp.

Tìm hiểu thêm trang 42 KHTN 8: Giả sử nếu cắt một khối lập phương A (có cạnh là 4 cm) thành các phần bằng nhau (B) (gồm 8 khối lập phương có cạnh là 2 cm). Tính diện tích toàn phần bề mặt của A và B và rút ra kết luận.

Trả lời:

Áp dụng công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương:

Stoàn phần = 6 × s2

Trong đó: s là độ dài 1 cạnh của hình lập phương.

- Diện tích toàn phần bề mặt của A là:

S toàn phần A = 6 × 42 = 96 (cm2).

- Diện tích toàn phần bề mặt của B (gồm 8 khối lập phương nhỏ) là:

toàn phần B = 8 × 6 × 22 = 192 (cm2).

Kết luận: Nếu chia một vật thành nhiều phần nhỏ hơn thì tổng diện tích bề mặt sẽ tăng lên. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

Đánh giá

0

0 đánh giá