Giải KHTN 8 trang 44 (Cánh Diều)

308

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 44 chi tiết trong Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 44 (Cánh Diều)

Tìm hiểu thêm trang 44 KHTN 8: Vào năm 1991, các nhà khoa học đã phát hiện ra xác ướp Otzi (Ốt – tờ - zi) – xác ướp tự nhiên được tìm thấy trong tuyết lạnh (có niên đại cách đây 5 300 năm) trên dãy núi Alps (An – pơ) gần biên giới giữa Áo và Italy.

Vì sao xác ướp này không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể?

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 3)Trả lời:

Tuyết lạnh có nhiệt độ rất thấp, nhiệt độ này gây ức chế sự phát triển của các vi sinh vật phân hủy xác ướp. Vì vậy quá trình phân huỷ xác cũng bị ức chế nên xác ướp không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể.

Luyện tập 4 trang 44 KHTN 8: Đề xuất thí nghiệm cho đá vôi tác dụng với dung dịch HCl để chứng minh nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Trả lời:

Đề xuất thí nghiệm:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

- Hoá chất: Đá vôi dạng bột, dung dịch HCl 1 M; dung dịch HCl 2 M.

Tiến hành:

- Cho lần lượt 1 gam đá vôi dạng bột vào ống nghiệm 1 và 2.

-  Sau đó, cho vào ống nghiệm 1 khoảng 5 mL HCl 1 M; cho vào ống nghiệm 2 khoảng 5 mL dung dịch HCl 2 M.

- Ghi lại thời gian bột đá vôi tan hết ở mỗi ống nghiệm (hoặc so sánh tốc độ thoát khí ở mỗi ống nghiệm) và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Thực hành 3 trang 44 KHTN 8: Chuẩn bị:

● Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

● Hoá chất: Dung dịch HCl 5%, dung dịch HCl 10%, Zn viên.

Tiến hành:

● Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 ba viên Zn có kích thước tương đương nhau. Sau đó, cho vào ống nghiệm 1 khoảng 5 ml dung dịch HCl 5%, ống nghiệm 2 khoảng 5 ml dung dịch HCl 10%.

● So sánh lượng bọt khí thoát ra ở hai ống nghiệm.

● Nhận xét ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Trả lời:

- Lượng bọt khí ở ống nghiệm 2 (chứa HCl 10%) thoát ra nhanh và mạnh hơn.

- Nhận xét: Nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

Đánh giá

0

0 đánh giá