Giải KHTN 8 trang 155 (Cánh Diều)

418

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 155 chi tiết trong Bài 32: Hệ hô hấp ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 155 (Cánh Diều)

Thực hành 2 trang 155 KHTN 8: Lựa chọn một trong hai nội dung sau, hãy lập luận để bảo vệ ý kiến của mình về nội dung đó.

• Nên hay không nên hút thuốc lá.

• Nên hay không nên kinh doanh thuốc lá.

Trả lời:

Không nên hút thuốc là vì: Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,… Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và những người đang mặc các bệnh lí.

Thực hành 3 trang 155 KHTN 8: Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.

Trả lời:

* Gợi ý: Một số bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá:

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 32: Hệ hô hấp ở người | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 6)

Vận dụng 3 trang 155 KHTN 8: Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

Trả lời:

Khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp vì:

- Khi giao mùa, sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm thường xảy ra đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp xâm nhập và gây bệnh dễ dàng.

- Đồng thời, thời tiết giao mùa, thời tiết ẩm lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển mạnh của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh lí đường hô hấp.

Vận dụng 4 trang 155 KHTN 8: Gia đình em thường sử dụng những biện pháp nào để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp?

Trả lời:

Một số biện pháp để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp mà các gia đình thường sử dụng là:

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.

- Dùng điều hòa và máy lọc không khí tại nhà (Chú ý: Thường xuyên bảo dưỡng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại).

- Hạn chế các hoạt động như: hút thuốc lá, đốt than củi,…

- Trồng cây xanh xung quanh nhà ở và tham gia các hoạt động trồng cây ở địa phương

III. Thực hành hô hấp nhân tạo

Đánh giá kết quả trang 156 KHTN 8: • Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành hô hấp nhân tạo.

• Tại sao cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước)?

• Tại sao vị trí đặt tay khi ép tim là ½ phía dưới của xương ức?

• Tại sao khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân?

Trả lời:

• Học sinh nhận xét về các thao tác thực hiện ở từng bước dựa vào các bước tiến hành hô hấp nhân tạo được trình bày trong SGK.

• Cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước) vì: Tế bào cần oxygen cho các hoạt động sống. Do đó, thời gian bị ngạt khí (thiếu oxygen) của bệnh nhân càng kéo dài thì các tế bào đặc biệt là các tế bào thần kinh bị tổn thương và chết càng nhiều, dẫn đến tiên lượng hồi phục và sống sót của bệnh nhân càng thấp.

• Vị trí đặt tay khi ép tim là ½ phía dưới của xương ức vì khi ép tim lên vị trí này sẽ giúp làm thay đổi thể tích trong buồng tim, qua đó kích thích để tim đập lại, khôi phục vòng tuần hoàn, đồng thời, vị trí này cũng hạn chế nguy cơ gãy xương sườn, xương ức, tràn khí màng phổi, đụng dập phổi.

• Khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân vì: Nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi, miệng đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.

Đánh giá

0

0 đánh giá