Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91 (Cánh Diều)

525

Với soạn bàiThực hành tiếng Việt lớp 11 trang 91 Tập 1 Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 91 Tập 1 (Cánh Diều)

* Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:

a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

 

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

b) – Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa?

- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau.

Ông chủ bĩu môi nói:

- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra tòa đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dỗ:

- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà đi làm ăn chứ?

- Vâng, tôi vẫn định thế…

- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

- Trong nửa tháng! Chà!

(Nguyễn Công Hoan)

Trả lời:

a) - Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

b) - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ:

+ Cử chỉ: ngọt ngào dỗ.

+ Điệu bộ: bĩu môi.

- Sử dụng những từ biểu cảm (thán từ): Chà!

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

a) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế dộ dân chủ cộng hòa.

b) Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng như không sáng lộng lẫy nhưu trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

(Vũ Bằng)

Trả lời:

a) Đoạn trích có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các dấu câu phẩy, dấu chấm, cách diễn đạt ngắn gọn nhưng vẫn truyền tải đúng và đủ nội dung.

b) Đoạn trích diễn đạt đầy đủ ý của câu trong đoạn, sử dụng những từ ngữ miêu tả trau chuốt, gợi hình, gợi cảm, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc đó.

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

- Tao không đến đây để xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không1 Chỉ có một cách…biết không!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Trả lời:

a) - Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Bá Kiến nghĩ rằng Chí đến nhà ăn vạ và đòi tiền nên cách nói chuyện đầy khinh miệt, mỉa mai Chí.

- Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy mối quan hệ chủ - tớ, cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.

b) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, và tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

- Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

- Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Những câu sau đây được trích từ bài viết về tác phẩm Chí Phèo của một học sinh. Hãy xác định và sửa lỗi trong các câu văn này.

a) Thì Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội coi như là tiêu cực thời bấy giờ.

b) Trời ơi, một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà Chí Phèo cũng yêu điên cuồng đến như vậy thì cũng hơi bị ngạc nhiên đấy ạ!

c) Chí Phèo là một tác phẩm rất chất đã làm cho độc giả thích cực kì luôn!

d) Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí như vậy nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương cực kì.

Trả lời:

a) Lỗi: thì, coi như là

Sửa: Có thể nói, Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội, một trong những tiêu cực thời bấy giờ.

b) Lỗi: Trời ơi, thì cũng cũng hơi bị ngạc nhiên đấy ạ!

Sửa: Không thể ngờ rằng một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà cũng khiến Chí Phèo yêu điên cuồng đến vậy!

c) Lỗi: rất chất, thích cực kì luôn!

Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc đã khiến cho nhiều độc giả yêu thích!

d) Lỗi: tuy, như vậy, cực kì

Sửa: Mặc dù, Thị Nở có một vẻ bề ngoài nhìn xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong thị vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ rất giàu tình yêu thương.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Tấm lòng người mẹ

Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Soạn bài Tự đánh giá: Kép Tư Bền

Đánh giá

0

0 đánh giá