Giải KHTN 8 trang 183 (Cánh Diều)

300

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 183 chi tiết trong Bài 39: Quần thể sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 183 (Cánh Diều)

Luyện tập 2 trang 183 KHTN 8: Mật độ cá thể của quần thể được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt như thế nào?

Trả lời:

Ứng dụng mật độ cá thể của quần thể trong chăn nuôi, trồng trọt:

- Nuôi trồng các loài với mật độ vừa phải để giúp các cá thể có thể khai thác tối đa nguồn sống (thức ăn, nơi ở,…) mà không dẫn đến tình trạng cạnh tranh cùng loài, nhờ đó, thu được giá trị kinh tế cao nhất.

- Sử dụng mật độ cá thể của quần thể để điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở từng giai đoạn của cây trồng, vật nuôi. Ví dụ: Trong việc điều tiết sinh trưởng của cây gỗ trong rừng, khi cây còn non thì để mật độ dày để thúc đẩy cây mọc vống lên nhanh nhờ ánh sáng yếu dưới tán rừng; khi cây đã đạt đến chiều cao cần thiết thì chặt tỉa bớt nhằm tăng lượng ánh sáng, làm chậm sinh trưởng theo chiều cao, tăng sinh trưởng đường kính, tạo được cây gỗ to, khỏe đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

Câu hỏi 3 trang 183 KHTN 8: Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng, phát triển của quần thể?

Trả lời:

Ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến sự sinh trưởng, phát triển của quần thể: Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. Tỉ lệ giới tính phù hợp giúp quần thể sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Luyện tập 3 trang 183 KHTN 8: Nêu ví dụ tỉ lệ giới tính của loài có thể thay đổi trong quá trình sống.

Trả lời:

Ví dụ tỉ lệ giới tính của loài có thể thay đổi trong quá trình sống: Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa sinh sản, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.

Câu hỏi 4 trang 183 KHTN 8: Quan sát hình 39.2 và cho biết vì sao A là dạng phát triển, B là dạng ổn định và C là dạng giảm sút.

KHTN 8 (Cánh Diều) Bài 39: Quần thể sinh vật | Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2)

Trả lời:

- A là dạng tháp phát triển do có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể.

- B là dạng tháp ổn định do có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản bằng nhau → quần thể có xu hướng giữ ổn định kích thước quần thể.

- C là dạng tháp giảm sút do có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản → quần thể có xu hướng giảm kích thước quần thể.  

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá