Giáo án Tin học 6 (Cánh diều 2023) Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Tin học 6 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Tin học 6. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 100k mua trọn bộ Giáo án Tin học 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 066000255836 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu

Giáo án Tin học 6 (Cánh diều 2023) Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Biết máy tính dùng dãy bit biểu diễn các số trong tính toán.

- Biết được trong máy tính có những loại dữ liệu gì.

- Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin của máy tính.

- Biết quy đổi được gần đúng các đơn vị đo lượng dữ liệu.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

QUẢNG CÁO

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa):

- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

Năng lực C (NLc):

- Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lí thông tin trong xã hội hiện đại; tìm kiếm được thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng đơn giản của công cụ tìm kiếm, đánh giá được sự phù hợp của thông tin và dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; thao tác được với phần mềm và môi trường lập trình trực quan để bước đầu có tư duy thiết kế và điều khiển hệ thống.

3. Về phẩm chất

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, hình ảnh minh họa

2. Học liệu

- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo

- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) 

a) Mục tiêu:

- Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b) Nội dung:

- GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Biết cách chọn một sản phẩm lưu trữ phù hợp của máy tính vào mục đích cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV đặt vấn đề:

+ Hãy cho biết làm cách nào các em biết được máy tính có dung lượng bộ nhớ bao nhiêu?

+ Máy tính sẽ biểu diễn thông tin như thế nào khi đưa vào máy tính?

HS thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả .

+ HS: Xem thông tin dung lượng của máy tính để hiểu được khả năng sức chứa của máy tính.

+ Máy tính sẽ biểu diễn thông tin dưới một dạng cụ thể nào đó.

* Kết luận, nhận định

- Máy tính là một công cụ xử lí thông tin, khi biểu diễn thông tin trên máy tính phải biểu diễn dạng phù hợp để máy tính nhận ra được, bên cạnh đó có các dung lượng bộ nhớ khác nhau.

- Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu kiến thức của bài hôm nay.

 

 

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 2.1: Biểu diễn số để tính toán trong máy tính: (10 phút) 

a) Mục tiêu:

- Hình thành khái niệm về số nhị phân.

- Biết máy tính dùng dãy bit biểu diễn các số trong tính toán.

- Phân biệt được các loại hệ biểu diễn thông tin trong máy tính.

b) Nội dung:

- Số tạo thành từ cách biểu diễn chỉ dùng hai kí hiệu “0” và “1” được gọi là số nhị phân.

- Biết cách biểu diễn số trong máy tính

c) Sản phẩm:

- Biểu diễn được số thập phân thành số nhị phân

d) Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Tin học 6 Bài 5 Cánh diều. 

Để mua Giáo án Tin học 6 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Tin học 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Tin học 6  Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin

Giáo án Tin học 6  Bài 4: Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính

Giáo án Tin học 6 Bài 1 : Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính

Giáo án Tin học 6 Bài 2: Các thành phần của mạng máy tính

Giáo án Tin học 6 Bài 3: Mạng có dây và mạng không dây

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá