Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên

602

Với giải Em có thể trang 39 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem: 

Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên

Em có thể trang 39 KHTN 7: Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi

Phương pháp giải:

- Các hợp chất ion như muối ăn,… là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy và khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện

- Các hợp chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp

Lời giải:

- Muối ăn là hợp chất ion, được hình thành bởi lực hút giữa 2 ion trái dấu là Na+ và Cl- (liên kết bền vững)

=> Trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi

- Đường ăn, nước đá, nước là các hợp chất cộng hóa trị (liên kết kém bền hơn)

=> Ở thể rắn thì dễ nóng chảy, ở thể lỏng thì dễ bay hơi

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 36 KHTN 7: Trong tự nhiên, chỉ có các khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn nguyên tử của các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?

Câu hỏi trang 36 KHT 7: Quan sát Hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar

Câu hỏi trang 37 KHTN 7

Câu hỏi trang 38 KHTN 7

Câu hỏi trang 39 KHTN 7

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá