Với giải Mở đầu trang 4 Lịch Sử 11 Cánh Diều chi tiết trong Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Vậy vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra? Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo
Mở đầu trang 4 Lịch Sử 11: Vậy vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra? Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, kết quả và ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?
Lời giải:
- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
- Mục tiêu: Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu chung là:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ: Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ.
+ Nhiệm vụ dân tộc là: xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung.
+ Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.
- Lãnh đạo cách mạng tư sản: là giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Động lực cách mạng là những giai cấp, tầng lớp tiến hành cách mạng, bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ,…).
- Kết quả:
+ Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau.
- Ý nghĩa: các cuộc cách mạng tư sản đã: dẫn đến xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ theo nguyên tắc Tam quyền phân lập.
Xem thêm các bài giải Lịch sử 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 2 trang 12 Lịch Sử 11: Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch Sử 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.