Giải Lịch sử 11 trang 52 (Cánh Diều)

393

Với giải SGK Lịch sử 11 Cánh Diều trang 52 chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 11 trang 52 (Cánh Diều)

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 11: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.

Lời giải:

- Các cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN), chống quân Minh (đầu thế kỉ XV) và chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX) không thành công đều gắn liền với những nguyên nhân cụ thể:

Trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu, triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ thất bại do không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ. Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy giảm ý chí chiến đấu.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hòa, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân. Bên cạnh đó, trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.

Luyện tập 1 trang 52 Lịch Sử 11: Lập bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam theo gợi ý: thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả.

Lời giải:

(*) Bảng tóm tắt: Nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

Tên cuộc

kháng chiến

Thời gian

Người lãnh đạo chủ chốt

Trận đánh tiêu biểu

Kháng chiến chống quân Nam Hán

938

Ngô Quyền

- Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống Tống (thời

Tiền Lê)

981

Lê Hoàn

- Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống Tống (thời

Lý)

1075 - 1077

Lý Thường Kiệt

- Ung Châu (Quảng Tây); Khâm Châu và

Liêm Châu (Quảng Đông)

- Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Kháng chiến chống quân Mông Cổ (thời Trần)

1258

Trần Thái Tông;

Trần Thủ Độ

- Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc);

- Đông Bộ Đầu (Hà Nội)

Kháng chiến chống quân

Nguyên (thời Trần)

1285

Trần Thánh Tông;

Trần Quốc Tuấn

- Tây kết, Hàm Tử (Hưng Yên);

- Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội).

Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần)

1287 - 1288

Trần Nhân Tông;

Trần Quốc Tuấn

- Vân Đồn (Quảng Ninh)

- Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống quân Xiêm

1785

Nguyễn Huệ

- Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).

Kháng chiến chống quân Thanh

1789

Quang Trung

(Nguyễn Huệ)

- Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).

 

Vận dụng 1 trang 52 Lịch Sử 11: Trên cơ sở kiến thức đã học, rút ra những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Những bài học lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

+ Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

+ Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

Vận dụng 2 trang 52 Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu lịch sử về một cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

♦ Hoàn cảnh:

- Cuối tháng 7/1784, dưới danh nghĩa “cứu giúp Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn khôi phục cơ đồ của dòng họ”, vua Xiêm điều động 2 vạn thủy quân với hơn 300 chiến thuyền; cùng 3 vạn bộ binh tiến sang xâm lược Đại Việt theo 2 đường thủy bộ:

+ Thủy quân Xiêm do Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy phối hợp với quân của Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đổ bộ lên đất Gia Định.

+ Bộ binh của Xiêm do Chiêu Thùy Biện chỉ huy tiến sang đóng quân ở Chân Lạp, với âm mưu: từ Chân Lạp tiến về Gia Định, kết hợp với thủy quân để tấn công Tây Sơn.

- Cuối năm 1784, quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang); sau đó gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. 

♦ Diễn biến chính

- Được tin quân Xiêm đang hoành hành tại Gia Định, các thủ lĩnh Tây Sơn quyết định tổ chức phản công. Nguyễn Huệ được cử làm tổng chi huy cuộc phản công này.

- Tháng 1/1785, thủy quân Tây Sơn tiến vào đóng quân tại Mĩ Tho. Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với Chiêu Tăng nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ  quân Xiêm - Nguyễn.

- Sau khi nắm vững tình hình bố phòng của địch, Nguyến Huệ chọn khúc sông Mĩ Tho đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. 

- Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, dụ chiến thuyền của quân Xiêm vào trận địa mai phục. Khi thấy đoàn thuyền của quân Xiêm đã vào hết trong khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ ra lệnh tổng công kích. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị hỏa lực của quân Tây Sơn áp đảo, quân Xiêm hết sức hốt hoảng và đội hình bị rối loạn, vô số quân địch bị giết chết tại trận.

Lịch sử 11 (Cánh Diều) Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (ảnh 2)

♦ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

♦ Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá