Với giải Câu hỏi 2 trang 47 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến
Câu hỏi 2 trang 47 Lịch Sử 11: Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
Lời giải:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Trước hết, đây đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Thứ hai, nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đoàn kết toàn dân vững chắc.
+ Thứ ba, kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. Ví dụ: kế sách “tiên phát chế nhân” trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077); kế sách “thanh dã” trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII),…
+ Thứ tư, lãnh đạo chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đều là các tướng lĩnh tài năng, mưu lược như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ - Quang Trung....
- Nguyên nhân khách quan:
+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa.
+ Trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…
Xem thêm các bài giải Lịch sử 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Mở đầu trang 43 Lịch Sử 11: Hình bên là một con tem do nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành năm 1971 nhân kỉ niệm 200 năm phong trào Tây Sơn. Hãy cho biết hình ảnh đó nhắc đến sự kiện lịch sử nào? Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà em biết. Theo em, những nguyên nhân nào làm nên thắng lợi của các cuộc kháng chiến đó?
- Câu hỏi 1 trang 45 Lịch Sử 11: Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
- Câu hỏi 2 trang 45 Lịch Sử 11: Cho biết vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
- Câu hỏi 3 trang 45 Lịch Sử 11: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, phân tích vai trò và ý nghĩa lịch sử của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Câu hỏi 1 trang 47 Lịch Sử 11: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Câu hỏi 2 trang 47 Lịch Sử 11: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi đó.
- Câu hỏi 1 trang 47 Lịch Sử 11: Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, nêu những biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến.
- Câu hỏi 2 trang 47 Lịch Sử 11: Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Câu hỏi 1 trang 49 Lịch Sử 11: Khai thác tư liệu 3, em rút ra bài học lịch sử gì?
- Câu hỏi 2 trang 49 Lịch Sử 11: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Luyện tập 1 trang 49 Lịch Sử 11: Lập sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước cách mạng tháng Tám năm 1945 (thời gian, đối tượng xâm lược/ kẻ thù, chiến thắng tiêu biểu, kết quả).
- Luyện tập 2 trang 49 Lịch Sử 11: Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em có ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sao?
- Vận dụng trang 49 Lịch Sử 11: Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
- Xem thêm các bài giải SGK Lịch Sử 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
-
Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX
-