Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2023) Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Lịch sử 7 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Lịch sử 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2023) Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa Giáo

- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

- Giải thích được khái niệm “Lãnh địa phong kiến”, “Thành thị trung đại”

- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế trong thành thị trung đại với kinh tế của lãnh địa.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

b. Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu lịch sử:

+ Nhận diện, phân biệt, khai thác, sử dụng được các thông tin có trong các loại tư liệu cấu thành nên bài học.

+ Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Phân tích được vai trò của thành thị trung đại

Vận dụng:

+ Mô tả được sự ra đời của Thiên chúa giáo.

+ Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế trong thành thị trung đại với kinh tế của lãnh địa.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những thành tựu của nền văn minh châu Âu để lại cho nhân loại.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, giấy A0.

- Một số hình ảnh: Tượng Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ, Khu đất của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu, Tranh vẽ mô tả đời sống nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến, Chúa Giê-su-người sáng lập ra Thiên Chúa giáo…

- Video liên quan đến bài học.

2. Học sinh

- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học

- SGK, vở ghi…           

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.

b. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, sử dụng kĩ thuật dự án.

- Học sinh làm việc cá nhân trong vòng  1 phút để xác định địa danh, nhân vật lịch sử trong hình ảnh, 2 phút trả bài dự án về hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ.

c. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv tổ chức cho HS nhận biết hình ảnh.

? Đây là địa danh thuộc thành phố và quốc gia nào?

Giáo án Lịch sử 7 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (ảnh 1)

? Đây là nhân vật nào?

Giáo án Lịch sử 7 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (ảnh 1)

- GV (gợi mở, đặt câu hỏi): Trên lãnh thổ nhiều nước châu Âu ngày nay đã xây dựng tượng đài để tưởng niệm vị Hoàng đế Sác- lơ- ma-nhơ. Ông đã có công lao gì mà được tôn vinh như thế? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị hoàng đế này?

 

 

 

 

- Hình 1. Luân Đôn (Anh)

- Hình 2. Rô-ma (Ý)

- Hình 3. Pa-ri (Pháp)

- Hình 4. Béc-lin (Đức)

 

 

 

 

 

- Nhân vật: Sác-lơ-ma-nhơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hiểu biết về Sác-lơ- ma-nhơ 

+  Ông là hoàng đế của Vương quốc Phơ-răng. Dưới thời trị vì của ông, vương quốc Phơ-răng là một vương quốc lớn mạnh.

+ Ông trị vì 14 năm sau đó mất. Sau khi ông mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành 3 vương quốc (sau trở thành các nước: Pháp, Đức, Italia).

- Công lao:

+ Có công lao lớn trong việc bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục.

+ Trong quá trình trị vì, ông cho xây dựng nhiều trường học, đường xá, cầu cống để cải thiện đời sống cho người dân.

+ Ông cũng có công lao lớn trong việc phục hưng giáo hội La Mã.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Giáo án Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Giáo án Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Giáo án Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá