Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 Bài 28: Các mùa trong năm sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 Bài 28: Các mùa trong năm
Tiếng Việt lớp 2 trang 80, 81, 82 Chuyện bốn mùa
Chia sẻ
Tiếng Việt lớp 2 trang 80 Câu 1: Mỗi bức tranh dưới đây thể hiện mùa nào trong năm? Vì sao em biết?
Phương pháp giải:
Em quan sát 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Tranh 1: mùa đông. Vì có bạn nhỏ mặc quần áo ấm, cây cối trơ trụi, không có lá.
Tranh 2: mùa xuân. Vì có chim én và hoa đào nở rộ.
Tranh 3: mùa thu. Vì có lá vàng rơi xào xạc.
Trạnh 4: mùa hè. Vì bạn nhỏ mặc quần áo cộc, cây cối xanh tươi và có gió để thả diều.
Tiếng Việt lớp 2 trang 80 Câu 2: Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời tiết của mỗi mùa thế nào (nóng hay lạnh, nhiều mưa hay nhiều nắng,…)?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
- Nơi em ở có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Mùa xuân: thời tiết ấm áp, trời thỉnh thoảng có những cơn mưa xuân nhẹ.
+ Mùa hạ (mùa hè): trời nắng nóng gay gắt, có nhiều trận mưa rào.
+ Mùa thu: trời mát mẻ, có gió heo may.
+ Mùa đông: trời giá rét, mưa phùn.
- Đối với miền Nam, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa: trời mưa nhiều
+ Mùa khô: ít mưa.
Bài đọc
Chuyện bốn mùa
1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân bảo:
- Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. Ai cũng yêu quý chị.
2. Xuân nói:
- Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.
3. Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào:
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có đêm trăng rước đèn, phá cỗ…
4. Đông giọng buồn buồn:
- Chỉ có em là chẳng ai yêu.
Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:
- Có em mới có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao mọi người lại không thích em được?
5. Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh. Bà vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Theo TỪ NGUYÊN TĨNH
Ghép từ ngữ ở bên A với nghĩa phù hợp ở bên B:
Phương pháp giải:
Em đọc các từ ngữ trong các ô và nối từ ngữ ở cột A với nghĩa ở cột B cho phù hợp.
Lời giải:
a-3: Đâm chồi nảy lộc: mọc ra mầm non, lá non.
b-1: Đơm: nảy ra, sinh ra (từ cây cối)
c-2: Ấp ủ: nuôi giữ trong lòng
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 2 trang 82 Câu 1: Câu chuyện có mấy nàng tiên? Mỗi nàng tiên tượng trưng cho mùa nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn 1 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Câu chuyện có 4 nàng tiên, tượng trưng cho 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tiếng Việt lớp 2 trang 82 Câu 2: Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có gì hay?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1, 2, 3 để để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có:
- Mùa xuân: cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Mùa hạ: có nắng giúp cây cối đơm trái ngọt, học sinh được nghỉ hè.
- Mùa thu: có đêm Trung Thu, trẻ em được phá cỗ, rước đèn.
- Mùa đông: mọi người có giấc ngủ ấm trong chăn.
Tiếng Việt lớp 2 trang 82 Câu 3: Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Theo lời bà Đất, mỗi người đều có ích và đáng yêu.
- Mùa xuân: làm cho cây là tươi tốt.
- Mùa hạ: cho trái ngọt, hoa thơm
- Mùa thu: làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường
- Mùa đông: ấp ủ mầm sống.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 2 trang 82 Câu 1: Sử dụng câu hỏi Vì sao?, hỏi đáp với bạn:
a. Vì sao mùa xuân đáng yêu?
b. Vì sao mùa hạ (mùa hè) đáng yêu?
c. Vì sao mùa thu đáng yêu?
d. Vì sao mùa đông đáng yêu?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc Chuyện bốn mùa để hỏi đáp với các bạn.
Lời giải:
a. Hỏi: Vì sao mùa xuân đáng yêu?
Đáp: Mùa xuân đáng yêu vì nó làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Hỏi: Vì sao mùa hạ (mùa hè) đáng yêu?
Đáp: Mùa xuân đáng yêu vì học sinh được nghỉ hè, cây đơm trái ngọt.
c. Hỏi: Vì sao mùa thu đáng yêu?
Đáp: Mùa thu đáng yêu vì có đêm Trung Thu, trẻ em được rước đèn, phá cỗ.
d. Hỏi: Vì sao mùa đông đáng yêu?
Đáp: Mùa đông đáng yêu vì mọi người có giấc ngủ ấm trong chăn, mầm sống được ấp ủ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 82 Câu 2: Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong 2 câu in nghiêng?
Mùa thu, con đường em đi học hàng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông cúc xinh xắn dịu dàng lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo ríu ran.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu in nghiêng và điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
Lời giải:
Mùa thu, con đường em đi học hàng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông cúc xinh xắn, dịu dàng, lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo, ríu ran.
Tiếng Việt lớp 2 trang 83, 84 Chuyện bốn mùa. Chữ hoa Y
Tiếng Việt lớp 2 trang 83 Câu 1: Nghe – viết:
Chuyện bốn mùa
Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
Tiếng Việt lớp 2 trang 83 Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a. Chữ ch hay tr?
Trăng □òn như quả bóng
Lơ lửng □eo lưng trời
Gió đùa mây □e kín
Trăng □ốn vào mây □ơi.
NGUYỄN NGỌC HƯNG
b. Vần êt hay êch?
Ngoài thềm chênh ch□ trăng soi
Sợi vàng d□ với muôn loài cỏ cây
Chim rừng cũng m□ thôi bay
Chỉ còn tiếng □ đâu đây vọng về.
HOÀNG MINH
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ và điền chữ hoặc vần phù hợp vào ô trống.
Lời giải:
a. Chữ ch hay tr?
Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời
Gió đùa mây che kín
Trăng trốn vào mây □ơi.
b. Vần êt hay êch?
Ngoài thềm chênh chếch trăng soi
Sợi vàng dệt với muôn loài cỏ cây
Chim rừng cũng mệt thôi bay
Chỉ còn tiếng ếch đâu đây vọng về.
Tiếng Việt lớp 2 trang 83 Câu 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a. Chữ ch hay tr?
Cây □e
□e mưa
□úc mừng
cây □úc
b. Vần êt hay êch?
chênh l□
k□ quả
trắng b□
ngồi b□
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ và điền chữ hoặc vần phù hợp vào ô trống.
Lời giải:
a. Chữ ch hay tr?
cây tre
che mưa
chúc mừng
cây trúc
b. Vần êt hay êch?
chênh lệch
kết quả
trắng bệch
ngồi bệt
Tiếng Việt lớp 2 trang 84 Câu 4: Tập viết:
a) Viết chữ hoa:
b) Viết ứng dụng: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Phương pháp giải:
* Cấu tạo:
- Nét 1: Móc hai đầu (giống ở chữ hoa U)
- Nét 2: Khuyết ngược
* Cách viết:
- Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5. Viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài). Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới). Dừng bút ở đường kẻ 2 (bên trên).
Tiếng Việt lớp 2 trang 84, 85 Buổi trưa hè
Bài đọc
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 2 trang 85 Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ 1 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh là: lim dim, bóng cũng nằm im, êm ả.
Tiếng Việt lớp 2 trang 85 Câu 2: Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động gì?
a. Hoạt động của con vật?
b. Hoạt động của con người?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Những hoạt động giữa buổi trưa hè yên tĩnh là:
- Hoạt động của con vật: bò nghỉ, con bướm vờn cánh nắng, con tằm ăn dâu.
- Hoạt động của con người: bé nằm nghe, bà dậy thay lá
Tiếng Việt lớp 2 trang 85 Câu 3: Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh nào? Chọn ý đúng:
a. Tiếng tằm ăn dâu.
b. Tiếng mọi người lao xao.
c. Tiếng mưa rào.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh: Tiếng tằm ăn dâu.
Tiếng Việt lớp 2 trang 85 Câu 4: Vì sao giữa buổi trưa hè có thể nghe thấy âm thanh nói trên? Chọn ý đúng:
a. Vì trưa hè rất nắng.
b. Vì trưa hè rất yên tĩnh.
c. Vì trưa hè nhiều gió.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Có thể nghe thấy âm thanh tiếng tằm ăn dâu vì trưa hè rất yên tĩnh.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 2 trang 85 Câu 1: Tìm một từ chỉ hoạt động, một từ chỉ đặc điểm trong bài thơ Buổi trưa hè.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để thực hiện yêu cầu của đề bài.
Lời giải:
- Từ ngữ chỉ hoạt động: nằm, nhai, vờn, nghe, dậy.
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: lim dim, êm ả, thơm, vắng, chập chờn, rạo rực, lao xao.
Tiếng Việt lớp 2 trang 85 Câu 2: Hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về buổi trưa hè.
Phương pháp giải:
Em có thể dựa vào từ ngữ vừa tìm được để đặt câu.
Lời giải:
- Buổi trưa hè yên tĩnh.
Tiếng Việt lớp 2 trang 85, 86 Chuyện bốn mùa
Tiếng Việt lớp 2 trang 85 Câu 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn (1, 2, 3, 4) của Chuyện bốn mùa.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và kể chuyện theo gợi ý.
Lời giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và kể chuyện theo gợi ý.
Tranh 1 – Đoạn 1:
Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân bảo:
- Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. Ai cũng yêu quý chị.
Tranh 2 – Đoạn 2:
Xuân nói:
- Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.
Tranh 3 – Đoạn 3:
Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào:
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có đêm trăng rước đèn, phá cỗ…
Tranh 4 – Đoạn 4:
Đông giọng buồn buồn:
- Chỉ có em là chẳng ai yêu.
Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:
- Có em mới có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao mọi người lại không thích em được?
Tiếng Việt lớp 2 trang 86 Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Lời giải:
Em dựa vào bài tập 1 để hoàn thành bài tập.
Tiếng Việt lớp 2 trang 86 Viết về một mùa em thích
Tiếng Việt lớp 2 trang 86 Câu 1: Nói về một mùa em yêu thích.
Gợi ý:
- Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Em thích mùa nào?
- Mùa đó có gì đặc biệt?
- Em thích làm gì trong mùa đó?
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Lời giải:
- Nơi em ở có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Em thích nhất mùa hè.
- Mùa hè, em được nghỉ học và được đi du lịch cùng với gia đình.
- Em thích được về quê thăm ông bà vào mỗi dịp nghỉ hè.
Tiếng Việt lớp 2 trang 86 Câu 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 – 5 câu về một mùa em yêu thích.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 1 để hoàn thành.
Lời giải:
Trong bốn mùa xuân, hè, thu, đông, em thích nhất là mùa hè. Mùa hè, em và các bạn được nghỉ. Em được đi du lịch cùng với cả nhà. Em thích nhất là được đi về quê thăm ông bà vào mỗi dịp nghỉ hè.
Tiếng Việt lớp 2 trang 87 Đọc sách báo viết về các mùa
Tiếng Việt lớp 2 trang 87 Câu 1: Em hãy mang đến lớp quyển sách (tờ báo) viết về thời tiết, các mùa. Giới thiệu sách (báo) với các bạn.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn 1 quyển sách về chủ đề thời tiết, các mùa để giới thiệu với các bạn.
Lời giải:
- Tên quyển sách: Bốn mùa
- Tác giả: Emily Bone
- Nội dung: là quyển sách nói về 4 mùa bằng nhiều hình ảnh minh họa sinh động.
Tiếng Việt lớp 2 trang 87 Câu 2: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích.
Lời giải:
Em có thể tham khảo câu chuyện sau:
Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình ấm no.
Một lần, nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định muốn ban thưởng cho người già nhất trong nước. Cả nước tưng bừng. Làng làng họp bàn chọn người già nhiều tuổi nhất. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất vì chẳng ai biét mình bao nhiêu tuổi. Triều đình cũng bối rối không tìm ra cách nào để chọn ra người già nhất nước.
Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để hỏi. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi lắc đầu trả lời:
- Ta ở đây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Mẹ ta là Biển cả hãy đến hỏi mẹ ta.
Thần Biển mặc áo xanh biếc đang âu yếm ru con bằng những lời ru sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên rặng núi xa xa và nói:
- Hãy hỏi thần Núi. Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì thần núi đã già rồi.
Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp thần Núi. Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng chỉ lắc đầu chỉ tay lên trời:
- Hãy đến hỏi thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta phải nhắm mắt vì ánh nắng của thần. Thần Mặt trời còn ra đời trước cả ta.
Làm sao đến được chỗ thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi:
- Thưa cụ, tại sao cụ lại ngồi đây?
- Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước con tôi đi xa, cây đào này nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở tôi lại ra hái một bông về để nhớ đến con tôi. - Bà lão trả lời.
Một ý nghĩ chợt lóe lên, đoàn sứ giả từ biệt bà lão trở về kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này, người ta biết mười hai lần trăng tròn rồi lại khuyết, hoa đào lại nở một lần.
Lại kể về nhà vua thông minh nọ. Cảm động nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở mở hội ba ngày, ba đêm.
Những ngày vui ấy, sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 87 Câu 3: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện (đoạn truyện, bài thơ, bài báo) em vừa đọc
Lời giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập trên lớp.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.