SGK KTPL 11 trang 35 Kết nối tri thức

644

Với Giải Câu hỏi trang 35 KTPL 11 trong Bài 5: Thị trường lao động Việt Nam Sách giáo khoa KTPL lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK KTPL lớp 11.

SGK KTPL 11 trang 35 Kết nối tri thức

Luyện tập 2 trang 35 KTPL 11: Thị trường lao động và thị trường việc làm sẽ biến động như thế nào trong các trường hợp sau?

a. Cung về lao động trên thị trường ngày càng tăng nhưng không tăng đều giữa các ngành nghề.

b. Có nhiều nhà máy, xí nghiệp mới xây dựng trong khu vực.

c. Nhà nước công bố quy định tăng lương cơ bản cho người lao động.

d. Nhà nước có chủ trương chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số.

Lời giải:

- Trường hợp a: Thị trường lao động và việc làm sẽ bị lệch pha ở một số ngành, nghề.

+ Ở những ngành nghề có nguồn cung lao động lớn nhưng nhu cầu tuyển dụng việc làm không nhiều => xuất hiện tình trạng: một bộ phận người lao động bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.

+ Ở những ngành nghề có nguồn cung lao động ít, nhưng nhu cầu tuyển dụng việc làm cao => xuất hiện tình trạng: thiếu hụt lao động.

- Trường hợp b: Các nhà máy, xí nghiệp mới được xây dựng trong khu vực sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn => thúc đẩy thị trường lao động và việc làm chuyển biến theo hướng tích cực. Cụ thể:

+ Người lao động tại địa phương có cơ hội lớn trong việc ứng tuyển, tìm kiếm các công việc phù hợp với bản thân. Các doanh nghiệp tại địa phương cũng có cơ hội tìm kiếm được những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, giảm thiểu bớt chi phí cho hoạt động tuyển dụng,…

+ Thị trường việc làm tại địa phương cũng diễn ra sôi động hơn, nhiều hội chợ tuyển dụng, phiên giao dịch việc làm hoặc các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm… được mở ra, nhằm kết nối cung - cầu lao động.

- Trường hợp c:

+ Lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó (không bao gồm các khoản tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung). Đây là mức lương được dùng làm căn cứ tính đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động

+ Khi nhà nước công bố quy định tăng lương cơ bản cho người lao động, sẽ dẫn đến một số biến động, ví dụ như: người sử dụng lao động cần tính toán, cân đối lại các chi phí đầu vào sản xuất với tình hình phát triển của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các quyết định tuyển dụng thêm hoặc cắt giảm nhân sự => thị trường lao động và việc làm có thể biến động theo hướng tăng/ giảm.

- Trường hợp d: Khi nhà nước có chủ trương chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số, thị trường lao động và việc làm sẽ có sự chuyển biến theo hướng:

+ Gia tăng số lượng lao động và việc làm trên các nền tảng công nghệ.

+ Giảm số lượng lao động ở những nhóm ngành, nghề về kĩ thuật giản đơn.

Luyện tập 3 trang 35 KTPL 11: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong các trường hợp sau:

a. Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ.

b. Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.

c. Với mơ ước trở thành công dân toàn cầu để có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bạn A chỉ tập trung vào học ngoại ngữ.

Lời giải:

♦ Trường hợp a. Trong trường hợp này, bạn B nên:

- Chia sẻ, tâm sự để bố mẹ hiểu:

+ Một trong những xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là gia tăng lao động trong các nhóm ngành, nghề kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ. Nên việc bản thân B có mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, việc làm.

+ Trở thành kĩ sư công nghệ thông tin là mong muốn và đam mê của B. Nếu B từ bỏ ước mơ này, để theo học một ngành học khác mà không có đam mê (ngành Y như yêu cầu của bố mẹ) thì sẽ rất khó có thể đạt được kết quả tốt.

- Thể hiện mong muốn và thái độ quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng.

- Ngoài việc tự thuyết phục bố mẹ, B cũng có thể nhờ thầy cô, những người thân khác cùng trợ giúp trong việc tư vấn, thuyết phục bố mẹ.

♦ Trường hợp b. Trong trường hợp này, anh H nên:

+ Cải thiện kĩ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và một số kĩ năng mềm khác (ví dụ: kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,…) để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc.

+ Tăng cường tham gia các hội chợ tuyển dụng, phiên giao dịch việc làm hoặc liên hệ với các trung tâm mối giới, giới thiệu việc làm… để biết thêm thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, từ đó kết nối và tìm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

♦ Trường hợp c: Trong trường hợp này, bạn A nên:

+ Xác định được ước mơ và nghề nghiệp cụ thể, phù hợp với: sở thích, năng lực của bản thân và xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động trong và ngoài nước (vì: công dân toàn cầu” là một khái niệm không rõ ràng, cụ thể).

+ Bên cạnh kĩ năng ngoại ngữ, A cần tập trung rèn luyện thêm năng lực chuyên môn và các kĩ năng mềm khác, như: kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,…

Vận dụng 1 trang 35 KTPL 11: Em hãy xác định nghề mình sẽ lựa chọn trong tương lai và xây dựng kế hoạch để thực hiện sự lựa chọn đó.

Lời giải:

(*) Gợi ý: để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp, các em cần:

- Đánh giá bản thân (sở thích, điểm mạnh, điểm yếu…).

- Tìm hiểu về xu hướng tuyển dụng lao động và việc làm

- Nghiên cứu về công việc mà mình đã lựa chọn (yêu cầu công việc là gì? Triển vọng của nghề? Cần những kĩ năng gì để đáp ứng được công việc?...)

- Tìm hiểu về những nơi đào tạo về nghề đó (ví dụ: các trường đại học, học viện, các trung tâm đào tạo,…).

- …

Vận dụng 2 trang 35 KTPL 11: Hãy tìm hiểu những thông tin về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động Việt Nam trong 5 năm tới và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải:

(*) Thông tin tham khảo:

- Trong 5 năm tới, thị trường lao động ở Việt Nam có sự thay đổi về chất lượng, cơ cấu ngành nghề, sự kết hợp, lồng ghép nhau hình thành những nhóm ngành nghề theo hướng tích hợp, phù hợp cơ cấu công nghệ số.

- Theo dự báo, trong 5 năm tới sẽ có 6 nhóm ngành phát triển mạnh. Cụ thể là:

+ Thứ nhất, nhóm ngành công nghệ và kỹ thuật: cơ điện tử, tự động hóa, nhiệt, công nghệ kỹ thuật ô tô - tàu thủy), điện - điện tử, công nghệ hàn, công nghệ dệt - sợi - may; quản trị viên của các ngành kỹ thuật cùng các nhóm ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc (kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị - thiết kế nội thất...), công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu, năng lượng, công nghệ môi trường.

+ Thứ 2, nhóm ngành công nghệ thông tin, phát triển chuyên sâu khoa học máy tính: công nghệ thông tin - lập trình và phần mềm (bảo mật mạng, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh - hoạt hình) và trí tuệ nhân tạo.

Thứ ba, nhóm ngành quản trị kinh doanh - kinh doanh quốc tế - tài chính - ngân hàng kết hợp các chuyên ngành quản trị rủi ro, quản lý chất lượng - quản trị kỹ thuật và y tế, quản lý hệ thống thông tin, kế hoạch và dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội - kinh doanh, tư vấn tài chính, quản lý dự án khoa học môi trường - hàng không, logistic và chuỗi cung ứng, quản lý văn phòng cao cấp, truyền thông marketing - digital marketing, tài chính kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính doanh nghiệp.

+ Thứ 4, nhóm ngành về khoa học xã hội, du lịch - nhà hàng - khách sạn khách sạn - ẩm thực, sư phạm kỹ thuật và sư phạm giáo dục, luật, ngôn ngữ (Anh, Nhật, Trung, Hàn), quan hệ công chúng - tổ chức sự kiện, truyền thông đa phương tiện Đông phương học và tâm lý các chuyên ngành.

+ Thứ 5, nhóm ngành về chăm sóc sức khỏe: y, dược, điều dưỡng, nha (răng - hàm - mặt), các chuyên ngành quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, nghiên cứu gen và dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ và sức khỏe.

Cuối cùng là nhóm ngành công nghệ nông - lâm (khoa học cây trồng, chăn nuôi - thú y, lâm sinh, công nghệ sau thu hoạch), công nghệ thủy - hải sản (nuôi trồng, chế biến) và công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học - hóa (dược, sinh, mỹ phẩm, thực phẩm...).

Xem thêm lời giải SGK KTPL lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

SGK KTPL lớp 11 trang 29 Kết nối tri thức

SGK KTPL lớp 11 trang 30 Kết nối tri thức

SGK KTPL lớp 11 trang 31 Kết nối tri thức

SGK KTPL lớp 11 trang 32 Kết nối tri thức

SGK KTPL lớp 11 trang 33 Kết nối tri thức

SGK KTPL lớp 11 trang 34 Kết nối tri thức

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá