Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta

317

Với giải Câu hỏi trang 114 Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Đặc điểm khí hậu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta

Câu hỏi trang 114 Địa Lí 8Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào?

Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Đặc điểm khí hậu  (ảnh 2)

Trả lời:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

* Gió mùa đông:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Nguồn gốc:

+ Ở miền Bắc, do tác động của khối khí lạnh phương bắc di chuyển xuống;

+ Ở miền Nam, do hoạt động của gió Tín Phong Bắc bán cầu.

- Hướng gió: Đông Bắc

Hệ quả:

+ Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa sau mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn);

+ Tạo mùa khô cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên; gây mưa cho khu vực Duyên hải miền Trung.

* Gió mùa hạ:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Nguồn gốc: do tác động của các khối khí nhiệt đới ẩm:

+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương;

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam.

- Hướng gió: Tây Nam (riêng miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng Đông Nam).

Hệ quả:

+ Vào đầu mùa hạ: gió Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; tạo nên hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ và Bắc Bộ.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn kéo dài trên cả nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá