Giải Lịch sử 8 trang 34 (Cánh diều)

100

Với giải SGK Lịch sử 8 Cánh diều trang 34 chi tiết trong Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 8 trang 34 (Cánh diều)

Câu hỏi trang 34 Lịch Sử 8Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Lời giải:

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

+ Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 34 Lịch Sử 8Lập bảng thống kê những thắng lợi tiêu biểu trong quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn theo gợi ý: thời gian, tên chiến thắng và ý nghĩa lịch sử.

Lời giải:

Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

Thời gian

Thắng lợi tiêu biểu

Ý nghĩa

Năm 1777

- Quân Tây Sơn lật đổ chính

quyền chúa Nguyễn ở Đàng

Trong.

Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê; xóa bỏ tình trạng chia cắt đất

nước, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất

nước.

Năm 1786

- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc,

lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

Năm 1788

- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc,

lật đổ chính quyền nhà Lê.

Năm 1785

- Quân Tây Sơn giành thắng lợi

quyết định trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan gần 5 vạn

quân Xiêm xâm lược.

- Bảo vệ vứng chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu

về nghệ thuật quân sự.

Năm 1789

- Quân Tây Sơn giành thắng lợi

quyết định trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh tan gần 29 vạn

quân Mãn Thanh xâm lược.

 

Luyện tập 2 trang 34 Lịch Sử 8Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.

Lời giải:

- Vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

Vận dụng 3 trang 34 Lịch Sử 8Giới thiệu về những địa phương có đường phố, trường học được đặt tên các tướng lĩnh trong phong trào Tây Sơn cho thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: một số địa phương có đường phố, trường học được đặt tên các tướng lĩnh trong phong trào Tây Sơn là:

- Thành phố Hà Nội:

+ Đường Quang Trung, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ,… (ở quận Hà Đông).

+ Trường THCS Quang Trung (ở quận Đống Đa).

+ Đường Quang Trung (ở quận Hoàn Kiếm).

+ …

- Tỉnh Bình Định:

+ Bảo tàng Quang Trung (ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

+ Đường Nguyễn Nhạc; đường Nguyễn Huệ; đường Nguyễn Lữ; đường Bùi Thị Xuân;... (ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định)

+ Trường THCS Quang Trung (ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

+ …

Đánh giá

0

0 đánh giá