SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 2: Cách mạng công nghiệp

354

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 2: Cách mạng công nghiệp hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Lịch sử 8 Bài 2 từ đó học tốt môn Lịch sử 8.

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Câu 1 trang 8 SBT Lịch Sử 8: Anh là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp vì

A. nước Anh đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

B. giai cấp tư sản ở Anh đã thành lập được nền cộng hoà.

C. Anh đã có đủ vốn tư bản, đội ngũ nhân công và sự phát triển về kĩ thuật.

D. Anh có nền kinh tế phát triển mạnh, là “công xưởng của thế giới”.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Anh là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp vì Anh đã có đủ vốn tư bản, đội ngũ nhân công và sự phát triển về kĩ thuật.

Câu 2 trang 8 SBT Lịch Sử 8: Thành tựu nào sau đây ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới?

A. Chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước.

B. Sáng chế thành công đầu máy xe lửa.

C. Sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.

D. Phát minh ra máy hơi nước kiểu mới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Việc phát minh ra máy hơi nước kiểu mới đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới

Câu 3 trang 8 SBT Lịch Sử 8: Từ giữa thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp cũng nhanh chóng lan ra các nước châu Âu (Pháp, Đức) và Mỹ vì lí do nào sau đây?

A. Đã giải phóng sức lao động của nô lệ và chuyển sang giai đoạn đế quốc.

B. Được bỏ nhiều nguồn lợi từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Đã hoàn thành cách mạng tư sản và học tập kinh nghiệm từ nước Anh.

D. Đều là láng giềng của nước Anh nên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Từ giữa thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp cũng nhanh chóng lan ra các nước châu Âu (Pháp, Đức) và Mỹ vì: các quốc gia này đã hoàn thành cách mạng tư sản và học hỏi kinh nghiệm từ nước Anh.

Câu 4 trang 8 SBT Lịch Sử 8: Ghép tên người phát minh (ở cột A) với thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (ở cột B) sao cho đúng.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Ghép: 1 – D;             2 – C;              3 – B;              4-A

Câu 5 trang 9 SBT Lịch Sử 8: Trình bày ý nghĩa của việc Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước kiểu mới (1784).

Lời giải:

- Ý nghĩa của việc Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước kiểu mới (1784):

+ Khắc phục được những hạn chế của các máy móc trước đó (máy kéo sợi Gien-ni, máy kéo sợi chạy bằng sức nước,....), có thể xây dựng nhà máy ở bất cứ nơi nào.

+ Giải phóng được sức lao động cho con người, đem lại năng suất lao động cao hơn nhiều so với khi làm thủ công và sử dụng các máy móc trước đó.

+ Phát minh của Giêm Oát được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ngành dệt, sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, khai thác mỏ, chế tạo máy,...

Câu 6 trang 9 SBT Lịch Sử 8: Nêu những tác động tích cực và tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống xã hội.

Lời giải:

♦ Tác động tích cực:

- Đối với đời sống sản xuất:

+ Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

+ Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,...

+ Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

- Đối với xã hội: Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.

♦ Tác động tiêu cực:

- Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường;

- Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản (nhất là lao động phụ nữ và trẻ em)

- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm và tranh giành thuộc địa...

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Đánh giá

0

0 đánh giá