14 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 2: Cách mạng công nghiệp

334

Toptailieu.vn xin giới thiệu 14 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp sách Cánh diều. Bài viết gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Cách mạng công nghiệp đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

14 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Câu 1. Nhờ cách mạng công nghiệp, kinh tế Pháp đã vươn lên vị trí

A. dẫn đầu thế giới.

B. thứ hai thế giới (sau Anh).

C. thứ ba thế giới (sau Anh, Đức).

D. thứ tư thế giới (sau Anh, Đức, Mĩ).

Đáp án đúng là: B

Nhờ cách mạng công nghiệp, kinh tế Pháp đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới (sau Anh).

Câu 2. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

A. không tồn tại trong xã hội.

B. được giải quyết triệt để.

C. có xu hướng suy giảm.

D. ngày càng sâu sắc.

Đáp án đúng là: D

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc (do giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản).

Câu 3. Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra

A. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

B. tàu thủy chạy bằng hơi nước.

C. máy kéo sợi Gien-ni.

D. máy gặt đập cơ khí.

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Năm 1814, Xi-phen-xơn đã sáng chế thành công máy kéo sợi Gien-ni.

A. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

B. tàu thủy chạy bằng hơi nước.

C. máy kéo sợi Gien-ni.

D. máy gặt đập cơ khí.

Đáp án đúng là: A

Năm 1814, Xi-phen-xơn đã sáng chế thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

Câu 5. Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại

A. “văn minh trí tuệ”.

B. “văn minh thông tin”.

C. “văn minh nông nghiệp”.

D. “văn minh công nghiệp”.

Đáp án đúng là: D

Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại “văn minh công nghiệp”.

Câu 6. Cuối thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, trước hết là trong ngành

A. dệt.

B. khai mỏ.

C. giao thông vận tải.

D. luyện kim.

Đáp án đúng là: A

Cuối thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, trước hết là trong ngành dệt.

Câu 7. Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)?

A. Động cơ hơi nước.

B. Máy kéo sợi Gien-ni.

C. Máy tính điện tử.

D. Tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Đáp án đúng là: C

- Máy tính điện tử không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)

Câu 8. Máy gặt cơ khí ra đời vào năm 1831 là phát minh của ai?

A. Han-man.

B. C. M. Cô-míc.

C. Hen-ri Cót.

D. Giêm Oát.

Đáp án đúng là: B

Năm 1831, C. M. Cô-míc phát minh ra máy gặt cơ khí.

Câu 9. Máy dệt là phát minh của ai?

A. Giêm Ha-gri-vơ.

B. Ét-mơn các-rai.

C. Hen-ri Cót.

D. Giêm Oát.

Đáp án đúng là: B

Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt, có năng suất tăng gấp 39 lần so với dệt tay.

Câu 10. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?

A. Động cơ đốt trong.

B. Máy kéo sợi Gien-ni.

C. Máy tính điện tử.

D. Máy hơi nước.

Đáp án đúng là: D

Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), sự ra đời của máy hơi nước đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Câu 11. Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là

A. tư sản và địa chủ.

B. tư sản và vô sản.

C. địa chủ và nông dân.

D. công nhân và nông dân.

Đáp án đúng là: B

Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.

Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống kinh tế của con người?

A. Chuyển dịch dân cư từ các thành phố lớn về vùng nông thôn.

B. Thúc đẩy ngành giao thông vận tải, nông nghiệp phát triển.

C. Tăng năng suất lao động; tạo ra nguồn của cải dồi dào.

D. Làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn.

Đáp án đúng là: A

- Tác động về kinh tế:

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành giao thông vận tải, khai mỏ và sản xuất nông nghiệp.

+ Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

+ Làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn, thành phố lớn

+ Đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu dân cư,.. theo hướng: tăng tỉ trọng dân cư ở các thành thị, khu công nghiệp; giảm tỉ trọng dân cư ở các vùng nông thôn.

Câu 13. Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra

A. máy kéo sợi Gien-ni.

B. máy dệt.

C. động cơ hơi nước.

D. máy tỉa hạt bông.

Đáp án đúng là: C

Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước. Tới năm 1784, động cơ hơi nước được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong các công xưởng.

Câu 14. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành

A. “công xưởng của thế giới”.

B. “nông trường của thế giới”.

C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.

D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.

Đáp án đúng là: A

Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, Anh từ một nước nông nghiệp đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất lúc bấy giờ. Nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Trắc nghiệm Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Trắc nghiệm Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá