SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

352

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Lịch sử 8 Bài 6 từ đó học tốt môn Lịch sử 8.

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Câu 1 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là

A. tầng lớp quý tộc ngày càng suy yếu.

B. chúa Trịnh không còn quyền lực.

C. quan lại, địa chủ ra sức bóc lột nô tì.

D. kinh tế sa sút, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là kinh tế sa sút, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

Câu 2 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài nổ ra chủ yếu trong khoảng thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XVIII.

B. 10 năm đầu của thế kỉ XVIII.

C. Cuối thế kỉ XVII.

D. 30 năm đầu thế kỉ XVIII.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài nổ ra chủ yếu trong khoảng 30 năm đầu thế kỉ XVIII.

Câu 3 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây không diễn ra ở thế kỉ XVIII?

A. Khởi nghĩa Yên Thế.

B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong khoảng thời gian 1884 - 1913

Câu 4 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều có kết quả như thế nào?

A. Bị dập tắt ngay từ năm đầu khởi nghĩa.

B. Lật đổ được chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.

C. Bị triều đình đàn áp, dập tắt.

D. Lật đổ được chính quyền chúa Trịnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều bị triều đình đàn áp, dập tắt.

Câu 5 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Hoàn thành bảng (theo mẫu) về các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Tên khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn chủ yếu

Diễn biến chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

Tên khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn chủ yếu

Diễn biến chính

Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

1739 - 1769

vùng Điện Biên, Tây Bắc

- Năm 1739, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất nổ ra ở vùng Sơn nam.

- Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.

- Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

Xây dựng căn cứ ở Tam Đảo, mở rộng ra: Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra.

- Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

Vùng Đồ Sơn, Văn Đồn... sau đó, mở rộng ra: Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

- Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra.

- Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

Câu 6 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 6.1, kết hợp kiến thức đã học, hãy cho biết:

a) Phạm vi hoạt động và quy mô của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

b) Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa.

 (ảnh 1)

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Phạm vi hoạt động của các cuộc khởi nghĩa: khắp Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ. Quy mô của các cuộc khởi nghĩa khá lớn, thời gian kéo dài.

♦ Yêu cầu b) Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa: nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự phối hợp đấu tranh, chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, chiến thuật chưa phù hợp,...

Câu 7 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu với thầy cô, bạn học về một trong những nhân vật lịch sử có trong bài học mà em ấn tượng.

Lời giải:

(*) Giới thiệu: Tư liệu về Nguyễn Hữu Cầu

- Nguyễn Hữu Cầu là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài vào giữa thế kỷ XVIII. Ông là người xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, Hải Dương. Nguyễn Hữu Cầu xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, có tài cả văn kiêm võ, lại bơi lội rất giỏi nên được gọi là quận He (“he” là tên loài cá ở biển Đông, bởi Hữu Cầu bơi khoẻ và hùng dũng nên được gọi như vậy).

- Nguyễn Hữu Cầu vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Nguyễn Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Chẳng bao lâu ông nổi tiếng là một viên tướng giỏi võ nghệ, dũng cảm gan dạ và nhiều mưu lược.

- Ông là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời, cuộc khởi nhĩa của ông đã uy hiếp kinh thành Thăng Long và quân nhà Trịnh bị một phen khốn đốn và lo lắng. Tuy nhiên năm 1751, cuộc khởi nghĩa thất bại ông bị bắt và hành hình.

Câu 8 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Việc nhân dân lập đền thờ, tạc tượng và đặt tên đường phố, trường học mang tên các nhân vật như Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu,... thể hiện điều gì?

Lời giải:

- Việc nhân dân lập đền thờ, tạc tượng và đặt tên đường phố, trường học mang tên các nhân vật như Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu,... thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Đánh giá

0

0 đánh giá