10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

455

Toptailieu.vn xin giới thiệu 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A. Cho thấy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

B. Lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

C. Thể hiện ý chí đấu tranh chống cường quyền, áp bức của nhân dân.

D. Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh.

Đáp án đúng là: B

- Ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống cường quyền, áp bức và sức mạnh to lớn của của quần chúng nhân dân.

+ Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) diễn ra chủ yếu tại địa phương nào của Đàng Ngoài?

A. Thăng Long, Kinh Bắc.

B. Sơn Tây, Tuyên Quang.

C. Ninh Bình, Nam Định.

D. Thanh Hóa, Nghệ An.

Đáp án đúng là: B

Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ở các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Câu 3. Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Đinh Công Tráng.

B. Hoàng Công Chất.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Đình Phùng.

Đáp án đúng là: B

Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo.

Câu 4. Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã

A. hình thành và bước đầu phát triển.

B. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

C. phát triển đến đỉnh cao.

D. sụp đổ hoàn toàn.

Đáp án đúng là: B

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:

+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.

+ Đời sống nhân dân cơ cực.

Câu 5. Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Đinh Gia Quế.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Hoàng Hoa Thám.

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Đáp án đúng là: B

Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế ở Đàng Ngoài của Đại Việt vào giữa thế kỉ XVIII?

A. Các đô thị hưng khởi mạnh mẽ.

B. Sản xuất nông nghiệp đình đốn.

C. Thủ công nghiệp ngày càng sa sút.

D. Thương nghiệp trì trệ, đô thị suy tàn.

Đáp án đúng là: A

Vào giữa thế kỉ XVIII, kinh tế Đàng Ngoài sa sút nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực:

Sản xuất nông nghiệp đình đốn.

+ Thủ công nghiệp ngày càng sa sút.

+ Thương nghiệp trì trệ, đô thị (Thăng Long, Phố Hiến,…) suy tàn.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa các cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu?

A. Giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.

B. Chống lại chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

C. Bị quân Trịnh đàn áp nên cuối cùng thất bại.

D. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

Đáp án đúng là: D

- Một số điểm tương đồng giữa các cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu:

+ Đối tượng đấu tranh (chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài).

+ Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

+ Kết quả: thất bại.

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất bùng nổ vào năm nào?

A. 1769.

B. 1751.

C. 1741.

D. 1739.

Đáp án đúng là: D

Năm 1379, Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam nổi dậy khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ chiến đấu tại Điện Biên và được nhân dân vùng Tây Bắc hết lòng ủng hộ.

Câu 9. Sự mục nát của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh xâm lược lãnh thổ Đại Việt.

C. Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của ba anh em họ Nguyễn ở vùng Tây Sơn.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Sự mục nát của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả: đời sống nhân dân cơ cực, nông dân nổi dậy khởi nghĩa chống lại chính quyền.

Câu 10. Phong trào nông dân Đàng Ngoài (thế kỉ XVIII) có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt?

A. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.

B. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.

C. Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.

D. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.

Đáp án đúng là: C

- Tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt:

+ Buộc chính quyền Lê - Trịnh phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…

+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Trắc nghiệm Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá