Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới

317

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) (chương trình mới) của ba bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng nắm vững Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) từ đó học tốt môn Hóa học.

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới

1. Công thức Lewis của HCl

a) Cách 1: Viết công thức Lewis dựa vào công thức electron

Từ công thức electron, thay 1 cặp electron dùng chung bằng 1 gạch nối giữa hai nguyên tử ta được công thức Lewis

- Công thức Lewis của HCl là:

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới (ảnh 1)

b) Cách 2: Viết công thức Lewis dựa vào công thức cấu tạo

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử

Nguyên tử H có 1 electron hóa trị, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị. Trong phân tử HCl có 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl.

Vậy tổng số electron hóa trị = 1 + 7 = 8 electron.

Bước 2Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử.

H – Cl (1)

Bước 3. Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.

Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là:

8 – 2 = 6 electron.

Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (trừ hydrogen) trong sơ đồ.

Hoàn thiện octet cho nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trước (nguyên tử Cl)

Ta được công thức (2)

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới (ảnh 2)

Số electron hóa trị còn lại = 6 – 2.3 = 0

Khi đó cả H và Cl đều đã đạt octet. Vậy công thức (2) chính là công thức Lewis của HCl.

- Nhận xét:

+ Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị có cực. Liên kết H – Cl phân cực về phía nguyên tử Cl.

+ Liên kết trong phân tử HCl được hình thành bởi sự xen phủ orbital s – p.

2. Công thức electron của HCl

- Sự tạo thành phân tử HCl:

Nguyên tử hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1, chlorine (Cl) có cấu hình electron là [Ne]3s23p5. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo nên cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới (ảnh 3)

- Công thức electron của HCl là:

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới (ảnh 4)

- Nhận xét:

+ Phân tử HCl có 1 cặp electron dùng chung. Cặp electron chung này bị lệch về phía nguyên tử Cl.

+ Trong phân tử HCl, nguyên tử Cl còn 3 cặp electron tự do, nguyên tử H không còn electron tự do.

3. Công thức cấu tạo của HCl

Từ công thức Lewis, ta loại bỏ đi các electron tự do (electron không tham gia liên kết) thu được công thức cấu tạo.

- Công thức cấu tạo của HCl là:

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới (ảnh 5)

- Nhận xét

+ Hiệu độ âm điện: ∆χ = χ(Cl) – χ(H) = 3,16 – 2,2 = 0,96 > 0,4

+ Liên kết H – Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực. Phân tử phân cực về phía nguyên tử Cl.

+ Liên kết H – Cl là liên kết đơn (liên kết σ).

+ Phân tử HCl có cấu tạo thẳng.

Công thức Lewis của HCl (hydrogen chloride) chương trình mới (ảnh 6)

4. Bài tập mở rộng về HCl

Câu 1. Liên kết trong phân tử HCl được tạo thành do sự xen phủ của

A. 2 orbital s với nhau

B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau

C. 1 orbital s và 2 orbital với nhau

D. 1 orbital s và 1 orbital p với nhau

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1

chlorine (Cl) có cấu hình electron là [Ne]3s23p5

⇒ Liên kết trong phân tử HCl được tạo thành do sự xen phủ 1 AO s của H và 1 AO p của Cl với nhau.

Câu 2: Liên kết giữa H và Cl trong phân tử HCl là loại liên kết

A. ion

B. hydrogen

C. cộng hóa trị phân cực

D. cộng hóa trị không phân cực

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

+ Hiệu độ âm điện: ∆χ = χ(Cl) – χ(H) = 3,16 – 2,2 = 0,96 > 0,4

⇒ Liên kết giữa H và Cl trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực. Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử Cl.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá