Cho các cân bằng sau: a) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3

4.6 K

Với giải Câu hỏi 10 trang 14 Hóa học 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 11. Mời các bạn đón xem: 

Cho các cân bằng sau: a) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3

Câu hỏi 10 trang 14 Hóa học 11: Cho các cân bằng sau:

a) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)

b) CO(g) + H2O(g) ⇌ H2(g) + CO2(g)

c) PCl5(g) ⇌ Cl2(g) + PCl3(g)

d) H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)

Nếu tăng áp suất và giữ nguyên nhiệt độ, các cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích.

Lời giải:

a) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)

Nếu tăng áp suất và giữ nguyên nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận, tức chiều làm giảm áp suất (hay chiều làm giảm số mol khí).

b) CO(g) + H2O(g) ⇌ H2(g) + CO2(g)

Nếu tăng áp suất và giữ nguyên nhiệt độ, cân bằng sẽ không chuyển dịch, do đối với phản ứng thuận nghịch có tổng hệ số tỉ lượng của các chất khí ở hai vế của phương trình hoá học bằng nhau thì trạng thái cân bằng của hệ không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất chung của hệ.

c) PCl5(g) ⇌ Cl2(g) + PCl3(g)

Nếu tăng áp suất và giữ nguyên nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch, tức chiều làm giảm áp suất (hay chiều làm giảm số mol khí).

d) H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)

Nếu tăng áp suất và giữ nguyên nhiệt độ, cân bằng sẽ không chuyển dịch, do đối với phản ứng thuận nghịch có tổng hệ số tỉ lượng của các chất khí ở hai vế của phương trình hoá học bằng nhau thì trạng thái cân bằng của hệ không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất chung của hệ.

Đánh giá

0

0 đánh giá