Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh Diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh Diều bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 (Cánh Diều 2023) Chủ đề 8: Con đường tương lai
TUẦN 28 TIẾT 28: NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nắm được một số nghề hiện có ở địa phương.
- Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô.
- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về nghề ở địa phương, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung.
- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương.
- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh, tư liệu về nghề ở địa phương.
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Máy tính, máy chiếu (Tivi).
- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ.
2. Đối với học sinh
- Tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại của người thân trong gia đình và những người xung quanh trong cộng đồng.
- Tìm đọc, ghi lại thông tin về những nghề hiện có ở địa phương.
- Sưu tầm những câu chuyện nói về các nghề ở địa phương hoặc những người làm nghề ở địa phương.
- Tìm thông tin về các tấm gương khởi nghiệp thành công ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: KTSS lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các nghề của bố, mẹ, anh chị người thân của mình.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các nghề nghiệp thì đội đó giành được chiến thắng.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, xung quanh chung ta có biết bao nhiêu nghề, biết bao công việc giúp cho rất nhiều gia đình đủ ăn đủ mặc và dần trở nên khá giả, giàu có. Mỗi nghề nghiệp đó đi liền với biết bao kỉ niệm, với bao vất vả và hạnh phúc, với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người. Những cảm xúc đó các em cũng phần nào nhìn thấy, cảm nhận thấy từ các thành viên trong gia đình mình, trong xóm, trong tổ dân phố của các em đúng không?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về các nghề ở địa phương mình qua hai tiết học bài học “NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG” nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Xác định nghề ở địa phương (10 phút)
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nghề nghiệp hiện tại của người thân trong gia đình và những người xung quanh trong cuộc sống.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
NỘI DUNG |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta được ăn, được vui chơi, được cắp sách đến trường chắc chắn các em đều thấy vui và hạnh phúc. Để các em được ăn học và vui chơi bố mẹ cần phải làm việc, phải lao động sản xuất. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu tên nghề nghiệp của bố mẹ, người thân của em. ? Gần nơi em ở có làng nghề nào không. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những nghề nghiệp của người thân và của những người xung quanh trong cộng đồng. Chia các nghề thành các nhóm nghề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS GV chiếu các thông tin về các nghề ở địa phương. GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1.Xác định nghề ở địa phương - Nhóm nghề Nhóm các nghề sản xuất, chế biến:
- Nhóm các nghề kinh doanh:
- Nhóm các nghề dịch vụ:
- Nhóm nghề hành chính sự nghiệp:
|
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 26 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai Cánh diều.
Để mua Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 8: Con đường tương laiCánh Diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.