KTPL 11 (Cánh diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

616

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải sách giáo khoa KTPL lớp 11 trang 54 Bài 8: Đạo đức kinh doanh Sách giáo khoa KTPL lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK KTPL lớp 11 Bài 8.

KTPL 11 (Cánh diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

Mở đầu trang 54 KTPL 11: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

Lời giải:

- Một số câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức kinh doanh:

(1) “Chữ tín quý hơn vàng mười” (hoặc) “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” => Ý nghĩa: trong kinh doanh cần đặt chữ tín lên vị trí hàng đầu.

(2) “Treo đầu dê, bán thịt chó” (hoặc) “Rao ngọc, bán đá”; “Buôn gian bán lận” => Ý nghĩa: phê phán hành vi gian dối trong kinh doanh.

(3) “Thuận mua, vừa bán” => Ý nghĩa: trong kinh doanh cần phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

(4) “Hàng thịt nguýt hàng cá/ Hàng cá đá hàng tôm” (hoặc) “Có đắt hàng tôi, mới trôi hàng bà” => Ý nghĩa: phê phán hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa những người sản xuất kinh doanh.

(5) “Tiền nào của nấy” (hoặc) “Đắt xắt ra miếng”; “Đừng tham của rẻ - của ôi/ Những của đầy nồi là của chẳng ngon” => Ý nghĩa: trong kinh doanh phải đảm bảo chất lượng hàng hóa tương xứng với giá cả.

1. Quan niệm và vai trò của đạo đức kinh doanh

Câu hỏi trang 55 KTPL 11a) Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông tin và trường hợp trên.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Nhận xét:

Sự thành công của doanh nhân Bạch Thái Bưởi không chỉ đến từ: tầm nhìn chiến lược nhạy bén và năng lực kinh doanh xuất sắc; mà còn đến từ sự mẫu mực, đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các chi tiết, như:

+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đề cao tinh thần dân tộc.

+ Bạch Thái Bưởi luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền; giành chế độ an ninh cho nhân viên…

+ Bạch Thái Bưởi cũng thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội khi trợ cấp du học cho học sinh nghèo.

- Chị M luôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc:

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế - xã hội đối với đất nước.

+ Luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng.

+ Giáo dục nhân viên của mình thái độ phục vụ khách hàng tận tình, trách nhiệm.

+ Đảm bảo về tiền lương và các chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên.

Câu hỏi trang 55 KTPL 11b) Theo em, việc làm của các chủ thể đó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội?

 (ảnh 2)

 
 
 
 

Lời giải:

Việc kinh doanh có đạo đức của các chủ thể kinh doanh đã có ý nghĩa tích cực đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Cụ thể là:

+ Xây dựng được lòng tin và uy tín đối với khách hàng;

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia;

+ Góp phần quan trọng trong việc xây dựng quan hệ xã hội lạnh mạnh, có trách nhiệm - nghĩa tình - văn minh - hiện đại.

2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

Câu hỏi trang 56 KTPL 11: a) Em hãy liệt kê các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh được đề cập ở mỗi hình ảnh và trường hợp trên.

 (ảnh 3)

Lời giải:

Liệt kê

- Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh:

+ Hình ảnh số 1: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19

+ Hình số 3: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động.

+ Doanh nghiệp D đã: (1) chủ động thông báo cho đối tác, khách hàng và thu hồi sản phẩm bị lỗi; (2) thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học trên địa bàn).

- Các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

+ Hình ảnh số 2: Buôn bán hàng giả mạo, không rõ nguồn gốc.

+ Hình ảnh số 3: Doanh nghiệp đổ trộm chất thải không đúng nơi quy định.

+ Công ty T cố tình quảng cáo không đúng về công dụng của sản phẩm.

Câu hỏi trang 56 KTPL 11b) Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

 (ảnh 4)

Lời giải:

- Một số biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:

+ Luôn giữ chữ “tín”.

+ Thực hiện đúng những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.

+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.

+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.

+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên…

+ Tuân thủ pháp luật; tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

+ Gian dối, bội tín trong kinh doanh.

+ Không thực hiện những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.

+ Dùng các hóa chất, phụ gia độc hại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.

+ Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: thông đồng với nhau để bán hạ giá, bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ,…

+ Không đảm bảo tiền lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động; phân biệt đối xử giữa các nhân viên,…

+ Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, như: trốn thuế; sản xuất hàng quốc cấm; làm ô nhiễm môi trường…

Câu hỏi trang 56 KTPL 11: c) Theo em, với những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Theo em, với những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần có thái độ

Lời giải:

Với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần có thái độ phê phán, lên án và kịp thời cung cấp thông tin, tố giác tới cơ quan chức năng.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 57 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

A. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, người tiêu dùng.

B. Khi doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh thì lợi ích của doanh nghiệp sẽ thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

C. Chỉ cần chủ doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh, còn người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp thì không cần.

Lời giải:

- Ý kiến A, sai. Vì: Đạo đức kinh doanh được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, như:

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng.

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động.

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội.

+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau.

- Ý kiến B, đúng. Vì: việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ đem đến nhiều lợi ích lớn đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

- Ý kiến C, sai. Vì: chủ doanh nghiệp, người lao động và nhân viên trong doanh nghiệp đều cần thực hiện đạo đức kinh doanh.

Luyện tập 2 trang 57 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây là thực hiện đạo đức kinh doanh hay vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì sao?

A. Khi khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm, nhân viên của Công ty X có thái độ phục vụ tiêu cực.

B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách để ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.

D. Cửa hàng kinh doanh của anh X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ.

E. Công ty T tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Lời giải:

- Trường hợp A. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: nhân viên của công ty X có thái độ tiêu cực, không phù hợp khi phục vụ khách hàng.

- Trường hợp B. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: doanh nghiệp X thực hiện hành vi ép giá nông sản; không đảm bảo lợi ích cho đối tác (bà con nông dân).

- Trường hợp C. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: doanh nghiệp P đã đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết.

- Trường hợp D. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: cửa hàng của anh X luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.

- Trường hợp E. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: công ty T đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ.

Luyện tập 3 trang 58 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp chế biến nông sản H cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất. Không những thế, doanh nghiệp này còn xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.

Câu hỏi: Em hãy nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trên. Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi như thế nào?

Lời giải:

- Trong tình huống trên, doanh nghiệp chế biến nông sản H đã có nhiều hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, như:

+ Cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất.

+ Xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.

- Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ:

+ Yêu cầu chủ doanh nghiệp chấm dứt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh này, đồng thời thực hiện việc: sử dụng các nguyên liệu có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất; xử lí chất thải đúng quy định trước khi xả ra môi trường.

+ Nếu chủ doanh nghiệp không chấp nhận, vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên, em sẽ từ chối làm việc, thu thập các thông tin, chứng cứ và gửi đến cơ quan chức năng để tố giác hành vi trái đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp H.

Luyện tập 4 trang 58 KTPL 11Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến dưới đây? Em hãy liệt kê các biện pháp để thực hiện đạo đức kinh doanh.

Ý kiến: Lợi nhuận có thể làm cho người kinh doanh trở nên mù quáng, vô trách nhiệm bằng cách che giấu các hành vi phạm pháp luật của mình. Vì vậy, để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.

Lời giải:

♦ Đồng tình với ý kiến: để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.

♦ Một số biện pháp để thực hiện và nâng cao đạo đức kinh doanh:

- Về phía nhà nước:

+ Xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lí đủ mạnh, có tính răn đe cao.

+ Xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân gắn với văn hóa doanh nghiệp

+ Đẩy mạnh hoạt động tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp đạt chuẩn mực, là tấm gương về phát triển đạo đức doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp

+ Tăng cường giám sát xã hội và vai trò của các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề

Về phía doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp:

+ Bản thân đội ngũ doanh nhân phải tự nâng cao năng lực, phẩm chất; rèn luyện bản thân trở thành người đủ tài, đủ tâm và đủ tầm đáp ứng được những thay đổi ngày càng lớn của môi trường kinh doanh; luôn khơi dậy, khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính trong xã hội.

+ Đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bản thân các doanh nhân phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần trách nhiệm với công việc, với xã hội cộng đồng, với gia đình.

+ Luôn tích cực tham gia cùng Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể và hiệp hội ngành nghề trong kiến tạo và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.

- Về phía người tiêu dùng, cộng đồng xã hội:

+ Ủng hộ và ưu tiên sử dụng hàng hóa của những doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức.

+ Có thái độ phê phán, lên án những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.

Luyện tập 5 trang 58 KTPL 11Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tình huống: Lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường. Gia đình bạn B cũng có cửa hàng kinh doanh thực phẩm và cũng định tăng giá bán để kiếm lời.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên.

b) Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh như thế nào?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Điều này thể hiện ở chi tiết: lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường.

♦ Yêu cầu b) Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện việc:

+ Niêm yết mức giá các mặt hàng thực phẩm một cách rõ ràng.

+ Không tăng giá, duy trì mức giá các mặt hàng thực phẩm như bình thường; hoặc có thể thực hiện việc hỗ trợ những người dân gặp khó khăn thông qua việc giảm giá.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 58 KTPL 11Em hãy sưu tầm và chia sẻ về một tấm gương có đạo đức trong kinh doanh.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tấm gương doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris.

Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lí sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp.

Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bưởi đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà-vẹt bán cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: “Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Ông cũng quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, dành chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học,… Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.

Vận dụng 2 trang 58 KTPL 11Em hãy tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Thông tin về một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

♦ Thông tin 1: Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện trên 2600 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; tịch thu, tiêu hủy 12,8 tấn sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử phạt các đơn vị vi phạm với tổng số tiền lên đến hơn 9,6 tỉ đồng.

♦ Thông tin 2: Tháng 4/2016, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã xả nước thải chưa qua xử lý ra biển, gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế); đồng thời, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân.

Xem thêm lời giải SGK KTPL lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Việc làm

Bài 5: Thất nghiệp

Bài 6: Lạm phát

Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá