Giáo án Hóa 10 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 1: Nhập môn hóa học

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Hóa 10 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Hóa 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 01113002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa 10 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 1: Nhập môn hóa học

I. MỤC TIÊU

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,…

- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,…; Hoạt động nhóm cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực hóa học

- Nhận thức hóa học: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học; trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát các thí nghiệm, hiện tượng trong tự nhiên chỉ ra được đối tượng nghiên cứu của hóa học và vai trò của hóa học với thế giới tự nhiên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất…

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.

- Có niềm say mê hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Chuẩn bị các phiếu học tập, tranh ảnh đi kèm với nội dung bài học.

- Học sinh: Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BÀI 1 : NHẬP MÔN HÓA HỌC (tiết 1)

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu 

- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trong đời sống và trong lớp học, trả lời câu hỏi của GV và giải thích.

CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hóa học. Em hãy lấy một số ví dụ để minh họa cho điều này?

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Vở, sách có thành phần chính là cellulose, trong một số loại quả có vitamin C, ruột bút chì có thành phần chính là graphite.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong đời sống và trong lớp học hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hóa học. Em hãy lấy một số ví dụ để minh họa cho điều này?

 

 

- Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

 

- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả

 

– GV ghi nhận các ý kiến của HS và giới thiệu bài học.

 

Bước 4: Kết luận và nhận định

GV đưa ra vấn đề vào bài: Hóa học nghiên cứu về những vấn đề gì, nó có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của hóa học (20 phút)

a. Mục tiêu 

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

b. Nội dung

Từ việc quan sát các hình ảnh trong hình 1,1; 1.2; 1.3; GV hướng dẫn HS nhận ra đối tượng nghiên cứu của hóa học. Qua đó sẽ trình bày được khái niệm hóa học.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Quan sát hình 1.1, hãy chỉ ra đơn chất và hợp chất. Viết công thức hóa học của chúng.

Câu 2: Quan sát hình 1.2, cho biết ba thể của bromine tương ứng với mỗi hình (a), (b). Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của ba thể này.

Câu 3: Quan sát hình 1.3, cho biết trong các quá trình (a), (b) đâu là quá trình biến đổi vật lí, quá trình biến đổi hóa học. Giải thích.

Câu 4: Khi đốt nến (được làm bằng paraffin), nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc, cháy trong không khí, sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Cho biết giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học. Giải thích.

c. Sản phẩm

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Các đơn chất, hợp chất có trong hình 1.1 và công thức hóa học của chúng được thể hiện trong bảng sau:

Đơn chất

a) Nhôm (aluminium)

Công thức hóa học: Al

b) Nitrogen

Công thức hóa học: N2

Hợp chất

c) Nước

Công thức hóa học: H2O

d) Muối ăn

Công thức hóa học: NaCl

Câu 2: Ba thể của bromine: thể rắn, thể lỏng, thể khí (hơi)

Thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của các thể theo thứ tự: thể khí, thể lỏng, thể rắn.

Câu 3:

Hình 1.3 (a): Quá trình thăng hoa của iodine là quá trình biến đổi vật lí vì đây chỉ là quá trình chuyển thể của chất (từ thể rắn sang thể khí) không có sự tạo thành chất mới.

Hình 1.3 (b) Nhúng đinh sắt vào dung dịch copper sulfate là quá trình biến đổi hóa học vì có sự tạo thành chất mới.

Hiện tượng: dung dịch đổi màu, có chất rắn màu nâu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Câu 4:

- Giai đoạn diễn ra hiện tượng biến đổi vật lí: Nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc vì đây chỉ là sự biến đổi trạng thái (chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng) không có sự tạo thành chất mới.

- Giai đoạn diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học: Nến cháy trong không khí sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước vì có sự hình thành chất mới đó là carbon dioxide và hơi nước.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập 1 và trình bày kết quả theo yêu cầu.

 

 

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

 

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả

 

Báo cáo sản phẩm

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác

Kiến thức trọng tâm

Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

2.2. Hoạt động tìm hiểu về vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất (20 phút)

a. Mục tiêu 

- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,…

b. Nội dung:

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV và giải thích. Qua đó sẽ trình bày được tầm quan trọng của hóa học.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Quan sát các hình từ 1.4 đến 1.10, cho biết hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống và sản xuất.

Câu 2: Nêu vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng được mô tả ở các hình 1.4 đến 1.10.

Câu 3: Kể tên một vài ứng dụng khác SGK của hóa học trong đời sống.

Câu 4: Từ sáng sớm thức dậy cho đến tối đi ngủ em sử dụng rất nhiều trong việc sinh hoạt cá nhân, ăn uống, học tập,… Hãy liệt kê những chất đã sử dụng hàng ngày mà em biết. Nếu thiếu đi những chất ấy thì cuộc sống sẽ bất tiện như thế nào?

c. Sản phẩm

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Hình 1.4: Nhiên liệu; Hình 1.5: Vật liệu; Hình 1.6: Dược phẩm; Hình 1.7: Vật tư y tế; Hình 1.8: Mĩ phẩm; Hình 1.9: Sản xuất nông nghiệp; Hình 1.10: Nghiên cứu khoa học;

Câu 2:

- Hình 1.4: Tạo ra các nhiên liệu như xăng, dầu diesel, …

- Hình 1.5: Sản xuất vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, gạch, cát, sỏi, …

- Hình 1.6 và 1.7: Sản xuất thuốc chữa bệnh, chỉ y khoa, …

- Hình 1.8: Sản xuất các loại mỹ phẩm khác nhau như kem dưỡng, toner, nước tẩy trang, kem chống nắng, …

- Hình 1.9: Sản xuất các loại phân bón như ure, NPK, …

- Hình 1.10: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, …

Câu 3:

Các ứng dụng khác của hóa học trong đời sống:

+ Hóa học phóng xạ nghiên cứu và sử dụng sự phân rã hạt nhân cho các quá trình sinh hóa, lí hóa …

+ Hóa học về chất tẩy rửa: Xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa chén, bát, nhà vệ sinh, … là những ví dụ về việc sử dụng các chất tẩy rửa trong đời sống.

+ Hóa học về môi trường: Những vấn đề về phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường ngày trở lên quen thuộc. Những kiến thức về hóa học sẽ giúp giữ gìn môi trường sống trong, sạch, đẹp và an toàn hơn.

Câu 4:

- Những chất hằng ngày sử dụng mà em biết: oxygen, nước (H2O), tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và các khoáng chất (như iodine, calcium, phosphorus, …) …

- Khi thiếu các chất này thì cơ thể sẽ bị bệnh tật, suy yếu và thậm chí là tử vong (không tồn tại sự sống).

Ví dụ:

+ Oxygen duy trì sự sống cho cơ thể, con người có thể nhịn ăn vài ngày nhưng không thể nhịn thở vài giờ.

+ Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần giúp điều hòa, chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu iodine có nguy cơ gây bệnh bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn ở trẻ em, …

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 6 nhóm.

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2.

 

 

Nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS.

 

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 2.

 

Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm.

 

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác.

Kiến thức trọng tâm

- Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất và nghiên cứu khoa học

BÀI 1 : NHẬP MÔN HÓA HỌC (tiết 2)

2.3. Hoạt động tìm hiểu về phương pháp học tập hóa học (15 phút)

a. Mục tiêu 

- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

b. Nội dung    

-  HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV và  trả lời. Qua đó sẽ trình bày được phương pháp học tập hóa học.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Nêu ý nghĩa của các hoạt động có trong hình 1.11 đối với việc học tập môn hóa học.

Câu 2: Hãy cho biết các hoạt động trong hình 1.11 tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?

Câu 3: Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hãy lập sơ đồ phân loại các chất sau: oxygen, ethanol, iron(III) oxide, acetic acid, sucrose.

c. Sản phẩm

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Các hoạt động có trong hình 1.11 giúp chúng ta học tập và nghiên cứu môn Hóa học một cách dễ dàng và thuận lợi hơn; tạo niềm vui và thích thú khi học môn học này.

Câu 2: Các hoạt động trong hình 1.11 tương ứng với phương pháp học tập: 

- Phương pháp tìm hiểu lí thuyết: 1, 3.

- Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm: 5.

- Phương pháp luyện tập, ôn tập: 2, 4, 6.

- Phương pháp học tập trải nghiệm: 7.

Câu 3: Dựa vào thành phần của chất

Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Hóa học 10

Hoặc:

Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Hóa học 10

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3

 

 

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

 

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 3

 

Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

 

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác

Kiến thức trọng tâm

- Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm:

(1) Phương pháp tìm hiểu lý thuyết

(2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm

(3) Phương pháp học tập tập luyện tập ôn tập

(4) Phương pháp học tập trải nghiệm

2.4. Hoạt động tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu hóa học  (15 phút)

a. Mục tiêu 

- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

b. Nội dung

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Cho biết 3 phương pháp nghiên cứu hóa học được sử dụng độc lập hay bổ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu.

Câu 2: Hãy cho biết trong đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng”, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?

c. Sản phẩm

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Ba phương pháp nghiên cứu là:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng.

Câu 2:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Bước (1), (2).

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Bước (2), (3).

- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: Bước (4).

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, yêu cầu các nhóm.

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 4.

 

 

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

 

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 4.

 

Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

 

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác

Kiến thức trọng tâm

- Phương pháp nghiên cứu hóa học bao gồm:

1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

2.Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

3. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng

- Phương pháp nghiên cứu khoa học thường bao gồm một số bước:

1. Xác định vấn đề nghiên cứu.

2. Nêu giả thuyết khoa học.

3. Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng).

4. Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

3. Hoạt động: Luyện tập (7 phút)

a. Mục tiêu     

- Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài về nhập môn hóa học.

b. Nội dung

- GV cho HS trả lời các câu hỏi trong powerpoint:

Câu 1: Trong các chất sau: Cu, O2, N2, HCl, Al, H2SO4, có bao nhiêu chất là đơn chất?

A. 4.                                B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 2: Có bao nhiêu hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau?

(a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.

(b) Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.

(c) Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao bị nóng chảy.

A. 0.                                B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học ?

A. Thành phần, cấu trúc của chất.                      

B. Tính chất và sự biến đổi của chất.

C. Ứng dụng của chất.                                   

D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Câu 4: Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm mấy bước?

A. 4.                                                                                  B. 2.                                                               C. 1.                                                              D. 3.

c. Sản phẩm

Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: A.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi câu hỏi trong powerpoint.

 

 

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

 

Hs xung phong trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Yêu cầu hs trả lời câu hỏi

 

 

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức

Nhận xét câu trả lời của các bạn

4. Hoạt động: Vận dụng (8 phút)

a. Mục tiêu

Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích quá trình hình thành mưa acid.

b. Nội dung

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 1: Mưa acid chỉ là một thuật ngữ chung chỉ sự tích lũy của các chất gây ô nhiễm, có khả năng chuyển hóa trong nước mưa tạo nên môi trường acid. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là khí SO2 và NOx thải ra từ các quá trình sản xuất trong đời sống, đặc biệt là quá trình đốt cháy than đá, dầu mỏ và các nguyên liệu tự nhiên khác. Hiện tượng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, động - thực vật và cơ thể làm thay đổi thành phần của nước các sông, hồ, giết chết các loại cá và những sinh vật khác, đồng thời hủy hoại các công trình kiến trúc. Theo em, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng.

 

Câu 2: Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu Hóa học: Nêu giả thuyết khoa học; Viết báo cáo thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên và sơ đồ dưới đây theo thứ tự có quy trình nghiên cứu phù hợp.

Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Hóa học 10

c. Sản phẩm

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 1: Việc việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu ứng dụng.

Câu 2:

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu;

(2) Nêu giả thuyết khoa học;

(3) Thực hiện nghiên cứu;

(4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia lớp thành 4 nhóm.

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 5.

 

 

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

 

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 5.

 

Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

 

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác

................................

................................

................................

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Hóa 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo

Để mua Giáo án Hóa 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Hóa 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Giáo án Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Đánh giá

0

0 đánh giá