Trắc nghiệm lý thuyết Chương 1 Este - Lipit có lời giải

332

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Trắc nghiệm lý thuyết Chương 1 Este - Lipit có lời giải hay, chi tiết, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức về lý thuyết Chương 1 Este - Lipit, từ đó học tốt môn Hoá.

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 1 Este - Lipit có lời giải

I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Một số khái niệm

a) Lipit: Là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

b) Axit béo: Là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh.

C15H31COOH:  axit panmitic

C17H35COOH:  axit stearic

C17H33COOH:  axit oleic (1 nối đôi C=C)

C17H31COOH:  axit linoleic (2 nối đôi C=C)

c) Chất béo: Là trieste của axit béo và glixerol, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(R¯COO)3C3H5

 (C15H31COO)3C3H tripanmitin (no)

(C17H35COO)3C3H: tristearin (no)

(C17H33COO)3C3H: triolein (không no)

(C17H31COO)3C3H5 : tristearin (không no)

Lưu ý: Cho n axit béo tác dụng với glixerol thì số trieste tối đa thu được là: n2(n+1)2

2. Tính chất vật lý

- Tồn tại ở hai dạng:

+ Chất béo rắn: trieste của axit béo no

+ Chất béo lỏng: trieste của axit béo không no

- Không tan trong nước (phân lớp), tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzen, xăng, ete.

- Nhẹ hơn nước.

3. Tính chất hóa học

a) Thủy phân trong môi trường axit

(R¯COO)3C3H5 + 3H2H+,t° 3R¯COOH + C3H5(OH)3

b) Thủy phân trong môi trường bazơ (phản ứng xà phòng hóa)

(R¯COO)3C3H5 + 3NaOH t° 3R¯COONa + C3H5(OH)3

c) Phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2Ni,t° (C17H35COO)3C3H5

Dùng trong công nghiệp sản xuất bơ nhân tạo

d) Phản ứng oxi hóa

(C17H33COO)3C3H5 + 80O2 57CO+ 52H2O

- Chất béo tác dụng với oxi của không khí tạo thành anđehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

4. Ứng dụng

- Là thức ăn cho con người, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Điều chế xà phòng và glixerol.

- Sản xuất thực phẩm: mì sợi, đồ hộp...

II. Bài tập tự luyện

Câu 1: Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit Axetic.

B. Axit Ađipic. 

C. Axit Stearic.

D. Axit Glutamic.

Câu 2: Axit nào sau đây là axit béo không no?

A. Axit stearic.

B. Axit axetic. 

C. Axit acrylic.

D. Axit oleic.

Câu 3: Chất béo là trieste của axit béo với

A. ancol etylic.

B. ancol metylic.

C. etylen glicol.

D. glixerol.

Câu 4: Nhóm chức có trong tristearin là:

A.  Anđehit 

B.  Este

C. Axit 

D. Ancol

Câu 5: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. CH3COOCH2C6H5

B. C15H31COOCH3

C. (C17H33COO)2C2H4

D. (C17H35COO)3C3H5

Câu 6: Công thức của axit panmitic là

A. C17H33COOH. 

B. HCOOH. 

C. C15H31COOH.

D. CH3COOH.

Câu 7: Trioleoylglixerol (triolein) là công thức nào trong số các công thức sau đây:

A. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.    

B. (CH3[CH2]7CH2CH2[CH2]7COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]10COO)3C3H5. 

D.(CH3[CH2]6CH=CH-CH=CH[CH2]6COO)3C3H5.

Câu 8: Khi ăn nhiều chất béo, chất béo chưa sử dụng được:

A. Oxi hóa chậm tạo thành CO2.

B. Được máu vận chuyển đến các tế bào.

C. Tích lũy vào các mô mỡ.

D. Thủy phân thành glixerol và axit béo.

Câu 9: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 10: Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là lipit?

A. Mỡ động vật

B. Dầu thực vật 

C. Dầu cá

D. Dầu mazut

Câu 11: Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và

A. Muối clorua.

B. Axit béo.

C. Xà phòng.

D. Ancol đơn chức.

Câu 12: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.

B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.

D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 13: Thủy phân triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là

A. C17H35COONa.

B. C3H5COONa.

C. (C17H33COO)3Na.

D. C17H33COONa.

Câu 14: Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được triglixerit X. Đun X với dung dịch NaOH dư, thu được muối nào sau đây?

A. Natri oleat.

B. Natri stearat. 

C. Natri axetat.

D. Natri panmitat.

Câu 15: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.

B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol. 

D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 16: Tính chất nào sau đây không phải của triolein?

A. Là chất lỏng ở điều kiện thường.

B. Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch xanh lam.

C. Thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH, thu được xà phòng.

D. Tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra tristearin.

Câu 17: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

A. Hiđro hóa (có xúc tác Ni , t)

B. Cô cạn ở nhiệt độ cao

C. Làm lạnh

D. Xà phòng hóa

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là trigilxerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 19: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 3.

B. 5. 

C. 4.

D. 2.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

B. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

C. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

1C

2D

3D

4B

5D

6C

7A

8C

9C

10D

11B

12B

13D

14B

15C

16B

17A

18D

19C

20B

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Các dạng bài toán phản ứng este hóa và cách giải

Các dạng bài toán thủy phân este đơn chức, mạch hở và cách giải

Các dạng bài toán thủy phân este của phenol và cách giải

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá