Trắc nghiệm lý thuyết Chương 3 Amin, amino axit, protein hay, chi tiết

295

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Trắc nghiệm lý thuyết Chương 3 Amin, amino axit, protein có lời giải hay, chi tiết, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức về Trắc nghiệm lý thuyết Chương 3 Amin, amino axit, protein, từ đó học tốt môn Hoá.

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 3 Amin, amino axit, protein hay, chi tiết

Câu 1: Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

A. bằng một hay nhiều gốc NH2

B. bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

C. bằng một hay nhiều gốc Cl.

D. bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Lời giải:

Khái niệm amin: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Dãy gồm tất cả các amin là

A. CH3NH2, CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6.

B. C2H5OH, CH3NH2, C2H6O2, HCOOH.

C. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3CHO, C6H12O6.

D. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NH2, C6H5NH2.

Lời giải:

 

 

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin

→ amin là những hợp chất chứa N

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Công thức tổng quát của amin no 2 chức mạch hở là?  

A. CnH2n+3N

B. CnH2n+4N2

C. CnH2nN

D. Không có đáp án thỏa mãn

Lời giải:

Dựa vào công thức chung dãy đồng đẳng amin, amin sẽ có dạng CnH2n+2–2a+kNk

Trong trường hợp này, a = 0, k = 2

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I?

A. CH3NHCH3.

B. (CH3)3N.

C. CH3NH2.

D. CH3CH2NHCH3.

Lời giải:

Amin bậc I là amin chỉ có 1 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin no?

A. CH3NHCH2=CH­2.     

B. CH2=C(CH3)NH2.     

C. H2N(CH26NH2.                     

D. C6H5NH2.

Lời giải:

Amin no trong phân tử không có liên kết pi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Chất nào sau đây không phải amin bậc II?

A. C2H5N(CH3)2.

B. CH3NHCH3.

C. C6H5NHCH3.

D. C2H5NHC2H3.

Lời giải:

Amin bậc II là amin có 2 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 2H trong phân tử NH3

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Tên gọi của hợp chất CH3–CH2–NH–CH3 là

A. Etylmetylamin.

B. Metyletanamin.

C. N–metyletylamin.

D. Metyletylamin.

Lời giải:

Cách gọi tên amin bậc II: Tên gốc hiđrocacbon + amin

Có 2 gốc hiđrocacbon là metyl và etyl thì đọc etyl trước (đọc theo thứ tự anphabet)

→ tên gọi: etylmetylamin

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Anilin có công thức là

A. CH3COOH.

B. C6H5OH.

C. C6H5NH2.       

D. CH3OH.

Lời giải:

Anilin có công thức là C6H5NH2

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là:

A. C2H10N2.         

B. C2H10N.

C. C3H15N3.

D. CH5N.

Lời giải:

CTĐGN CH5N → CTCT: (CH5N)n hay CnH5nNn

→ 5n ≤ 2n + 3 → n = 1

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần: etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).

A. (1), (2), (3).     

B. (2), (3), (1).                  

C. (3), (1), (2).     

D. (3), (2), (1).

Lời giải:

(1) Etylmetylamin : C2H5NHCH3 (amin bậc II)

(2) Etylđimetylamin : C2H5N(CH3)3 (amin bậc III)

(3) Isopropylamin : (CH3|)2CHNH2 (amin bậc I)

→ thứ tự bậc amin tăng dần là (3), (1), (2)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (alilin). Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là

A. C2H5NH2

B. NH3.

C. CH3NH2.         

D. C6H5NH2.

Lời giải:

Tính bazơ sắp xếp theo thứ tự: C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2

=> C6H5NH2 có lực bazơ yếu nhất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cho các chất: C6H5NH2 (1); CH3NH2 (2); CH3NHCH3 (3); C2H5NH2 (4); NH3 (5). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trên là

A. (1) < (5) < (2) < (4) < (3)       

B. (5) < (1) < (3) < (2) < (4).

C. (5) < (2) < (4) < (3) < (1).      

D. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).

Lời giải:

Tính bazơ tăng theo thứ tự: C6H5NH2 (1) < NH3 (5) < CH3NH2 (2) < C2H5NH2 (4) < CH3NHCH3 (3)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Cho các chất phenylamin, phenol, metylamin, axit axetic. Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh?

A. phenylamin.

B. metylamin.

C. phenol, phenylamin.

D. axit axetic.

Lời giải:

Phenyl amin, phenol ko làm đổi màu quỳ tím

Axit axetic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nguyên nhân amin có tính bazơ là:

A. Có khả năng nhường proton.      

B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

C. Xuất phát từ amoniac.              

D. Phản ứng được với dung dịch axit.

Lời giải:

Trên nguyên tử N của amin và amoniac đều có chứa đôi e, nên dễ dàng nhận H+

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin

A. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+       

B. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH

C. CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O        

D. C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl

Lời giải:

Đáp án A, B, D đều là phản ứng thể hiện tính bazơ của amin

Chỉ có đáp án C là phản ứng oxi hóa – khử, không phải là phản ứng axit – bazơ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.

B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.

D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Lời giải:

Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Tên thường của hợp chất CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH là

A. glixerin.

B. glyxin.

C. valin.

D. axit aminoetanoic.

Lời giải:

Dựa vào bảng (xem lại lí thuyết): tên thường của hợp chất CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH là valin.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Axit a–aminopropionic là tên gọi của?

A. CH3–CH(NH2)–COOH.

B. CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH.

C. NH2–CH2–COOH.

D. NH2CH3–CH2–COOH.

Lời giải:

Axit a–aminopropionic là tên gọi của CH3–CH(NH2)–COOH

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?

A. CH3CONH2.

B. HOOC CH(NH2)CH2COOH        

C. H2NC6H4COOH.       

D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH

Lời giải:

Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

CH3CONH2 là hợp chất có nhóm NH2 nhưng không có nhóm COOH nên không phải là amino axit

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Phát biểu KHÔNG đúng là

A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

 

 

C. Tên bán hệ thống của amino axit: axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

D. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Lời giải:

Phát biểu không đúng là C

Cách gọi tên thay thế: Tên axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Cách gọi tên bán hệ thống:

 axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của axit cacboxylic tương ứng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử các amino axit có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.

B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím. 

C. Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.

D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

Lời giải:

– Phát biểu A sai vì phân tử amino axit có thể có nhiều nhóm NH2 hay nhiều nhóm COOH.

– Phát biểu B sai vì có amino axit làm đổi màu quỳ tím. VD: Lysin làm quỳ tím chuyển xanh, axit glutamic làm quỳ tím chuyển hồng, …

– Phát biểu C sai vì có amino axit không làm đổi màu quỳ tím. VD: Glyxin, alanin, valin, …

– Phát biểu D đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Cho các chất sau: (1) C2H6, (2) CH3–CH(NH2)–COOH, (3) CH3COOH, (4) C2H5OH. Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần là

A. (2) > (3) > (4) > (1).

B. (3) > (4) > (1) > (2).

C. (4) > (3) > (2) > (1).

D. (2) > (3) > (1) > (4).

Lời giải:

Dãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là:

tsoaminoaxit >tso axit  tsoancol tsohiđrocacbon → (2) > (3) > (4) > (1)

H2NCH2COOH+C2H5OHHClkhiH2NCH2COOC2H5+H2O

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

B. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.

D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.

Lời giải:

Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các amino axit đều là chất rắn điều kiện thường

(2) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quì tím

(3) Glyxin phản ứng được với tất các chất sau: dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4

(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit

(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic

(6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Lời giải:

(1) Đúng

(2) Sai. Lysin làm quì tím chuyển xanh (tùy thuộc vào số nhóm NH2 và COOH trong phân tử amino axit)

(3) Đúng

(4) Sai. Peptit cấu thành từ các a–amino axit

(5) Đúng . Vì : Alanin (tím) ; Lysin (xanh – 2 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) và Axit glutamic (đỏ – 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2)

(6) Đúng. Vì amino axit còn được xem là muối nội phân tử : dạng +H3N–R–COO

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Dãy chỉ chứa những amino axit không làm đổi màu quỳ tím là

A. Gly, Ala, Glu

B. Val, Lys, Ala

C. Gly, Val, Ala

D. Gly, Glu, Lys

Lời giải:

Những amino axit không làm đổi màu quỳ là Gly, Ala, Val.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. CH3–CH(NH2)COOH.           

B. H2N–CH2–COOH.      

C. H2N–[CH2]4–CH(NH2)–COOH.

D. (CH3)2CH–CH(NH2)–COOH.

Lời giải:

Xét amino axit có dạng: (NH2)xR(COOH)y

A, B, D. x = y => quỳ không đổi màu

C. x > y => quỳ hóa xanh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. Chất X có thể là

A. CH3–CH(NH2)–COOH.

B. H2N–[CH2]4–CH(NH2)–COOH

C. (CH3)2CH–CH(NH2)–COOH.

D. HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH

Lời giải:

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 nên có tính axit mạnh hơn tính bazơ do vậy làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Lời giải:

Các chất tác dụng với dung dịch NaOH là C6H5OH, H2NCH2COOH, CH3CH2COOH.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai

A. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure.

B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

C. Oligopeptit được tạo thành từ các gốc α–amino axit.

 

 

D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Lời giải:

B sai vì đipeptit mạch hở được tạo ra từ 2 α–amino axit, liên kết với nhau bằng 1 liên kết peptit.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Tripeptit X chỉ tạo bởi glyxin có CTPT là

A. C6H15N3O4.

B. C6H11N3O4.

C. C6H13N3O6.

D. C6H11N3O6.

Lời giải:

Glyxin tạo tripeptit theo phương trình:

3C2H5NO2 → C6H11N3O4 + 2H2O

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Lời giải:

Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là 3

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. tím.      

B. đỏ.

C. vàng.

D. xanh.

Lời giải:

Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Trong phân tử Ala–Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm

A. NH2.

B. COOH.

C. NO2.

D. CHO.

Lời giải:

Trong phân tử Ala–Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm NH2.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly–Ala–Val) nhưng không thu được peptit Gly–Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải:

1 phân tử X chứa 2Gly, 2 Ala, 1 Val ⟹ X là pentapeptit

X thủy phân không hoàn toàn tạo Gly – Ala – Val và không có Gly – Gly nên các CTCT thỏa mãn là

Gly – Ala – Val – Gly – Ala

Gly – Ala – Val – Ala – Gly

Ala – Gly – Ala – Val – Gly

Gly – Ala – Gly – Ala – Val

⟹ 4 CTCT thỏa mãn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở Gly–Ala–Ala–Gly–Val có thể thu được tối đa bao nhiêu loại đipeptit?

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Lời giải:

Những đipeptit tạo ra được từ pentapeptit Gly–Ala–Ala–Gly–Val là:

Gly–Ala, Ala–Ala, Ala–Gly, Gly–Val

⟹ thu được tối đa 4 đipeptit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Protein nào sau đây có trong lòng trắng trứng?

A. Fibroin.

B. Anbumin.

C. Miozin.

D. Hemoglobin.

Lời giải:

Protein có trong lòng trắng trứng là anbumin

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Khi nấu canh cua, xuất hiện các mảng riêu cua nổi lên được giải thích là do

A. các chất bẩn trong cua chưa được làm sạch hết.

B. do NaCl làm đông tụ protein trong cua.

C. do sự đông tụ của protein bằng nhiệt.

D. cả A, B và C đều đúng.

Lời giải:

Trong thịt cua chứa protein hòa tan, khi đun nóng, các protein này bị đông tụ tạo thành các mảng riêu cua nổi lên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α–amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α –amino axit.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Lời giải:

A đúng vì protein là là những chuỗi polipeptit liên kết với nhau → số liên kết peptit lớn → có phản ứng màu biure

B đúng (xem lại lí thuyết peptit)

C đúng vì: protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Các đơn vị tạo thành chuỗi polipeptit là các α –amino axit.

D sai vì các protein dạng sợi (keratin, miozin, …) không tan trong nước

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39: Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu..(2)...xuất hiện

A. (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

B. (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

C. (1) kết tủa màu trắng, (2) tím

D. (1) kết tủa màu vàng, (2) tím

Lời giải:

Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện kết tủa màu vàng, cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu tím xuất hiện.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Cho các phát biểu sau về protit:

(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

(2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.

(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.

(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.

Những phát biểu đúng là

A. (1), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Lời giải:

(1) đúng

(2) sai. Trong tất cả cá sinh vật sống đều có protein.

(3) sai. Protein bị đông tụ khi đun nóng, trong môi tường axit hoặc kiềm.

(4) đúng. Protein dạng sợi không tan trong nước, protein dạng hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Vắt chanh vào một cốc sữa, ta thấy hiện tượng đông tụ protein xuất hiện.

B. Phân tử các protein do các mạch polipeptit tạo nên.

C. Khi cho Cu(OH)2/OH vào dung dịch lòng trắng trứng, ta thấy có phức chất màu tím.

D. Protein rất ít tan trong nước lạnh nhưng lại dễ tan trong nước nóng.

Lời giải:

D sai vì protein bị đông tụ bởi nhiệt độ → tan được trong nước lạnh và không tan trong nước nóng

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Công thức tính số mắt xích tinh bột hay nhất

Công thức tính số mắt xích xenlulozơ hay nhất

Bài tập về tính bazơ của amin và cách giải

Các dạng bài toán đốt cháy amin và cách giải

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá