Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Công thức tính số mắt xích tinh bột hay, chi tiết

245

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Công thức tính số mắt xích tinh bột hay, chi tiết, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức về Công thức tính số mắt xích tinh bột, từ đó học tốt môn Hoá.

Công thức tính số mắt xích tinh bột hay, chi tiết

Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô,..), củ (khoai, sắn,...) và quả (táo, chuối,...). Một trong những dạng toán hay gặp về tinh bột là xác định số mắt xích trong phân tử. Bài viết dưới đây, sẽ giúp các em giải quyết thắc mắc và nắm được cách tính số mắt xích trong phân tử tinh bột một cách nhanh chóng, dễ hiểu nhất.

1. Công thức tính số mắt xích tinh bột

Số mắt xích bằng tỉ lệ khối lượng phân tử của đoạn polime và khối lượng của mắt xích.

Tinh bột có công thức chung là: (C6H10O5)n.

Trong đó:

          + n là số mắt xích của α–glucozơ.

          + –C6H10O5– là mắt xích.

– Số mắt xích = Mtinh bột M1 mắt xích =6,02.1023.nmắt xích  
 Trong đó:

          + Mtinh bột là phân tử khối của tinh bột.

          + M1 mắt xích là phân tử khối của 1 mắt xích –glucozơ, Mmắt xích =162 đvC.

          +  là hằng số Avogadro (kí hiệu là NA).

Chú ý: nmắt xích  = mtinh bột /162nmắt xích  =mtinh bột162

2. Bạn nên biết

– Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin. Cả hai đều có công thức phân tử là (C6H10O5)n trong đó C6H10O5 là gốc α–glucozơ.

– Tinh bột thuộc nhóm polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.

– Để nhận biết tinh bột người ta dùng iot. Khi nhỏ dung dịch iot vào tinh bột thấy xuất hiện màu xanh tím. Do phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím.

3. Mở rộng

– Amilozơ chiếm từ 20 – 30%  khối lượng tinh bột.

+ Trong phân tử amilozơ các gốc α–glucozơ nối với nhau bởi liên kết α–1,4–glicozit tạo thành một chuỗi dài không phân nhánh.

+ Phân tử khối của amilozơ vào khoảng 150.000 – 600.000 (ứng với n khoảng 1000 – 4000).

+ Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo.

– Amilopectin chiếm khoảng 70 – 80% khối lượng tinh bột.

+ Amilopectin có cấu tạo phân nhánh.

+ Phân tử khối của amilopectin vào khoảng từ 300.000 – 3.000.000 (ứng với n từ 2000 đến 20.000).

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích  trong phân tử tinh bột là

A. 1850.

B. 1900.

C. 1950.

D. 2100.

Hướng dẫn giải

Phân tử khối của 1mắt xích là: Mmắt xích = 162

Số mắt xích C6H10O5 trong phân tử tinh bột là: 29970087=1850

Đáp án A

Câu 2: Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023):

A. 7224.1017.

B.  6501,6.1017.

C. 1,3.1023.

D. 1,08.1023.

Hướng dẫn giải

Amilozơ là một thành phần cấu tạo nên tinh bột, amilozơ là polime có mạch không phân nhánh, do nhiều mắt xích –glucozơ (–C6H10O5–) liên kết với nhau tạo thành.

Số mol của mắt xích –glucozơ trong amilozơ là:

194,41000.162=0,0012mol

Số mắc xích: 6,02.1023.0,0012=7224.1017

  Đáp án A

Câu 3: Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có số mắt xích trong tinh bột là

A. 3,01.1024

B. 5,21.1024

C. 3,01.1021

D. 5,21.1021.

Hướng dẫn giải

Số mol của mắt xích –glucozơ trong tinh bột là: 1.1000.81%162=5mol

Số mắt xích: 6,02.1023.5=30,1.1023=3,01.1024

Đáp án A

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Bài tập tính số mắt xích tinh bột, xenlulozơ và cách giải

Công thức đốt cháy glucozơ hay nhất

Công thức tính số mắt xích xenlulozơ hay nhất

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 3 Amin, amino axit, protein có lời giải

Bài tập về tính bazơ của amin và cách giải

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá