Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1: Ý nghĩa của câu chuyện Trí dũng song toàn?

A. Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

B. Nêu quá trình để một người có thể tự hoàn thiện bản thân mình để hội tụ đầy đủ cả hai mặt trí và dũng.

C. Cho thấy trí dũng là điều kiện tiên quyết để được làm quan trong triều đình phong kiến thời xưa.

D. Chỉ có trí dũng mới khiến con người ta trở thành một người hoàn chỉnh

Câu 2: Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng rao đêm?

A. Ca ngợi những chú lính cứu hỏa dũng cảm, quên thân mình để làm nhiệm vụ

B. Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình hoạn nạn.

C. Ca ngợi những người hàng xóm láng giềng, biết tương trợ, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn

D. Phê phán những người xung quanh sống không có tình nghĩa, dửng dưng trước những nguy hiểm mà người khác gặp phải.

Câu 3: Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng

a. Một người bị bệnh hoang tưỡng, suốt ngày ngở mình là chuột.

b. Cơn bảo số 3 đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho đồng bào miền Trung

Câu 4: Tìm từ láy âm đầu r, d hoặc gi có nghĩa sau và đặt câu với từ đó:

a. Chỉ âm thanh của tiếng ve kêu.

b. Chỉ việc làm mờ ám không công khai trước mọi người.

c. Có nghĩa trái ngược với khôn ngoan.

d. Chỉ tiếng cười của nhiều người tại một thời điểm.

Câu 5: Tìm từ có tiếng công điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Những cán bộ ....... nhà nước sẽ được tăng lương trong nay mai.

b. Mọi người đều phải thực hiện nghĩa vụ ........... của mình.

c. Anh ấy đã ra ......... để giám sát từ sớm.

d. Anh ấy đang thi công một ........... tầm cỡ quốc gia.

Câu 6: Tìm từ chứa tiếng công có nghĩa sau và đặt câu với mỗi từ đó:

a. Chỉ các loại giấy tờ chuyển đi, chuyển đến.

b. Chỉ những việc làm mà ai cũng có thể biết.

c. Chỉ những nơi phục vụ cho tất cả mọi người.

Câu 7: Gạch dưới từ, cặp từ chỉ quan hệ trong mỗi câu ghép sau:

a. Tôi bị giữ xe máy do đó tôi không thể về nhà.

b. Tôi không học thuộc bài vì vậy tôi không thể làm được bài.

c. Bởi vì cô giáo đến muộn cho nên các bạn rất mất trật tự.

d. Nhờ bạn ấy giảng cho nên tôi đã hiểu bài rất kĩ.

Câu 8: Điền vế câu thích hợp trong ngoặc điền vào các chỗ chấm sau:

a. Vì nhà trường tổ chức hoạt động tập thể nên chúng tôi được nghỉ học.

b. Nhờ cô giáo quan tâm mà chúng tôi đã chăm chỉ hơn nhiều.

Câu 9: Chọn các từ, cặp từ chỉ quan hệ điền vào chỗ chấm thích hợp sau:

a. ...... cô giáo tận tình chỉ bảo ...... tôi đã tiến bộ rất nhanh.

b. Tôi đã tiến bộ rất nhiều ....... cô giáo tận tình chỉ bảo.

c. Cô giáo đã tận tình chỉ bảo ....... tôi đã tiến bộ rất nhiều.

Câu 10: Sắp xếp các bước tiến hành trong một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng

a. Sinh hoạt theo chủ  đề, chủ điểm (Đây là nội dung chính của buổi sinh hoạt)

b. Ổn định tổ chức, hát 1 bài hát hoặc chơi trò chơi, kiểm tra vệ sinh tay chân, trang phục.

c. Sơ kết tuần: Các trưởng sao báo cáo tình  hình học tập và rèn luyện của sao trong tuần qua.

d. Nhận xét buổi sinh hoạt (tuyên dương, nhắc nhở) và phổ biến nội dung sinh hoạt lần sau.

Sắp xếp theo thứ tự là: ....................

Đáp án:

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện Trí dũng song toàn: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

Đáp án đúng: A.

Câu 2:

Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng rao đêm: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình hoạn nạn.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

a. Một người bị bệnh hoang tưỡng, suốt ngày ngở mình là chuột.

tưỡng -> tưởng, ngở -> ngỡ

b. Cơn bảo số 3 đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho đồng bào miền Trung

bảo -> bão

Câu 4:

a. râm ran – Tiếng ve kêu râm ran trên các vòm cây.

b. giấu giếm – Anh ấy cứ giấu giếm mãi, không chịu nói ra.

c. dại dột – Cậu ta thật dại dột khi làm việc ấy.

d. rúc rích – Mấy đứa ngồi cười rúc rích với nhau.

Câu 5:

a. Những cán bộ công nhân nhà nước sẽ được tăng lương trong nay mai.

b. Mọi người đều phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.

c. Anh ấy đã ra công trường để giám sát từ sớm.

d. Anh ấy đang thi công một công trình tầm cỡ quốc gia.

Câu 6:

a. công văn – Anh ấy suốt ngày tiếp xúc với công văn, giấy tờ.

b. công khai – Họ quyết định công khai tình cảm với mọi người.

c. công cộng – Chúng ta cần biết giữ vệ sinh nơi công cộng.

Câu 7:

a. Tôi bị giữ xe máy do đó tôi không thể về nhà.

b. Tôi không học thuộc bài vì vậy tôi không thể làm được bài.

c. Bởi vì cô giáo đến muộn cho nên các bạn rất mất trật tự.

d. Nhờ bạn ấy giảng nên tôi đã hiểu bài rất kĩ.

Câu 8:

a. Vì nhà trường tổ chức hoạt động tập thể nên chúng tôi được nghỉ học.

b. Nhờ cô giáo quan tâm mà chúng tôi đã chăm chỉ hơn nhiều.

Câu 9:

a. Vì cô giáo tận tình chỉ bảo nên tôi đã tiến bộ rất nhanh.

b. Tôi đã tiến bộ rất nhiều nhờ cô giáo tận tình chỉ bảo.

c. Cô giáo đã tận tình chỉ bảo nên tôi đã tiến bộ rất nhiều.

Câu 10:

Sắp xếp các bước tiến hành trong một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng: b - c - a - d

b. Ổn định tổ chức, hát 1 bài hát hoặc chơi trò chơi, kiểm tra vệ sinh tay chân, trang phục.

c. Sơ kết tuần: Các trưởng sao báo cáo tình  hình học tập và rèn luyện của sao trong tuần qua.

a. Sinh hoạt theo chủ  đề, chủ điểm (Đây là nội dung chính của buổi sinh hoạt)

d. Nhận xét buổi sinh hoạt (tuyên dương, nhắc nhở) và phổ biến nội dung sinh hoạt lần sau.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu

Món quà

       Thật bất ngờ khi Hà mang đến tặng tôi hai món quà sinh nhật, lại căn dặn một cách kì lạ: “Khi nào cậu vui, hãy mở chiếc hộp màu đỏ kia, còn khi nào cậu buồn, hãy mở chiếc hộp màu xanh, Pi nhé”

      Tôi rất ngạc nhiên khi bạn bè và Hà nhớ đến sinh nhật tôi. Suốt những năm học qua, tôi luôn sống tách biệt mình ra khỏi tập thể lớp và tự nhủ : “Mình là học trò quê, mình đã có những đứa bạn dưới quê cực kì thân rồi thì chẳng cần quen thêm ai nữa”. Có lẽ vì vậy mà dần dần bạn bè cùng lớp ít ai để ý đến sự có mặt của tôi, trừ cô bạn ngồi cùng bàn tên Hà.

      Nhưng hôm nay là một ngày vui, sinh nhật tôi và tôi xin phép Hà mở chiếc hộp màu đỏ ấy. Chiếc hộp hình trái tim xinh xắn gài ruy băng cẩn thận, bên trong là một tấm thiệp nhỏ : “Tớ tặng cậu chiếc hộp này để đếm những niềm vui và hãy chia sẻ cho bọn tớ nữa, chúng tớ luôn yêu bạn”. Hà viết nhiều, những nét chữ mềm mại khiến lòng tôi dâng đầy cảm xúc, chỉ biết cảm ơn những người bạn.

     Rồi cái ngày tôi thi rớt kì thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia, buồn vì những cố gắng của mình thành công cốc. Uể oải vì làm thất vọng niềm tin của bố mẹ, tôi nhớ đến chiếc hộp màu xanh của Hà và lần mở xem chiếc hộp không có đáy, với dòng chữ nhỏ nhắn : “Đừng buồn bởi điều đó rồi cũng qua đi, tôi tin bạn sẽ vững vàng bước trên chặng đường kế tiếp. Chúng ta siết chặt tay nhau. Pi nhé !”

       Cảm ơn Hà, cảm ơn sự động viên, quan tâm chân thành của bạn. Tôi sẽ tiếp tục đi tiếp trên con đường mà mình còn dang dở, với hai chiếc hộp để đếm niềm vui và trút hết lo lắng. Và tôi cũng xin tặng các bạn hai chiếc hộp kì diệu này.

( Nguyễn Hữu Hôn )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Vì sao Pi thấy bất ngờ khi nhận được quà của bạn Hà ?

a. Vì lần đầu tiên Pi được người khác tặng quà sinh nhật mình 

b. Vì Pi không hiểu tại sao Hà biết được ngày sinh nhật mình

c. Vì Pi được tặng hai món quà một lúc nhân ngày sinh nhật

d. Vì Pi sống tách biệt bạn bè nên nghĩ chẳng ai quan tâm đến mình

2. Vì sao chiếc hộp màu đỏ làm Pi rất xúc động ?

a. Vì nó dùng để đếm niềm vui, chứa tình yêu thương của bạn bè 

b. Vì đó là món quà mà Pi vốn đã ao ước, khát khao từ lâu lắm

c. Vì chiếc hộp chứa rất nhiều quà của các bạn đã tặng cho Pi

d. Vì chiếc hộp có hình trái tim xinh xắn và gài ruy băng cẩn thận

3. Sau khi mở chiếc hộp màu xanh, Pi cảm thấy thế nào ?

a. Vẫn cảm thấy buồn nản, tâm trạng vẫn uể oải 

b. Cảm thấy việc hỏng thi cũng chẳng quan trọng gì

c. Cảm thấy có niềm tin đi tiếp con đường mà mình còn dang dở

d. Cảm thấy vô cùng vui sướng, không còn gợn chút buồn lo

4. Điều gì làm nên sự kì diệu của món quà trong câu chuyện trên ?

a. Dành cho con người dùng trong cả lúc vui lẫn lúc buồn phiền 

b. Mang tình cảm chân thành, sẵn sàng chia sẻ vui buồn tình bạn

c. Trong món quà có bức thư bí mật giải đáp được mọi chuyện

d. Là món quà dùng để tiếp tục tặng lại cho những người khác

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Điền vào chỗ trống:

dây hoặc giây: Trong....lát, cô ấy buộc xong sợi .....thừng

dở hoặc giở: Tôi...sách, đọc nốt câu chuyện bỏ...từ tối hôm qua.

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã thích hợp trên chữ in đậm:

- Vì cây đã đô nên những chú chim sẻ ấy chẳng còn nơi để đô.

- Sau cơn bao mọi người bao nhau dọn dẹp đường làng cho sạch sẽ.

2. Chọn từ “công cộng” hoặc “công dân”, “công chúng” điền vào chỗ trống thích hợp:

a) Mọi........đều bình đẳng trước pháp luật

b) Bộ phim ấy được......hoan hênh

c) Mọi người cần giữ gìn tài sản nơi .................

3. Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để có các câu ghép:

a) .......... bộ lông của quạ và công chưa có màu ....... chúng bàn nhau đi tìm màu vẽ lại bộ lông cho thật đẹp.

b) ….. quạ vẽ rất khéo ....... công có một bộ lông tuyệt đẹp.

c) ...... quạ sốt ruột muốn đi kiếm một bữa ăn ngon trong làng ..... quạ bảo công đổ hết các màu lên mình nó.

d) Quạ có bộ lông xám xịt, nhem nhuốc ….. nó không chịu nghe theo lời khuyên của công.

4. Điền vào chỗ trống để hoàn chính chương trình cắm trại của chi đội:

Chương trình cắm trại tại ................... ngày ................

(Chi đội .......... lớp ..........)

I – Mục đích

.............................................

II – Công việc, phân công chuẩn bị : 

1. Lập ban tổ chức (BTC): ...............................

2. Chuẩn bị:

a) Lều trại:

- Cọc, tre, ghim lều, dây buộc. vải làm lều,... : .........................

- Các vật dụng, đồ để trang trí trại: ..............................

- Dựng trại, trang trí và nhổ trại: ...............................

b) Dụng cụ thể thao (..................................): .......................

c) Tiết mục văn nghệ (trang phục, đạo cụ cho biểu diễn văn nghệ,...): ...................................

d) Đồ ăn (..................................................):  ...............................................

e) Túi thuốc, bông băng, truyện, báo: ................................................................................

III. Chương trình cụ thể

Thời gian

Nội dung

 

 

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Pi thấy bất ngờ khi nhận được quà của bạn Hà vì Pi sống tách biệt bạn bè nên nghĩ chẳng ai quan tâm đến mình.

Chọn đáp án: d

2. Chiếc hộp màu đỏ làm Pi rất xúc động vì nó dùng để đếm niềm vui, chứa tình yêu thương của bạn bè.

Chọn đáp án: a

3. Sau khi mở chiếc hộp màu xanh, Pi cảm thấy có niềm tin đi tiếp con đường mà mình còn dang dở.

Chọn đáp án: c

4. Điều gì làm nên sự kì diệu của món quà trong câu chuyện đó là mang tình cảm chân thành, sẵn sàng chia sẻ vui buồn tình bạn.

Chọn đáp án: b

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống:

a)

Trong giây lát, cô ấy buộc xong sợi dây thừng

- Tôi giở sách, đọc nốt câu chuyện bỏ dở từ tối hôm qua

b)

- Vì cây đã đổ nên những chú chim sẻ ấy chẳng còn nơi để đỗ

- Sau cơn bão, mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng cho sạch sẽ.

2. Hoàn thành câu:

a) Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

b) Bộ phim ấy được công chúnghoan nghênh.

c) Mọi người cần giữ gìn tài sản nơi công cộng.

3.Điền quan hệ từ thích hợp:

a)  bộ lông của quạ và công chưa có màu nên chúng bàn nhau đi tìm màu vẽ lại bộ lông cho thật đẹp.

b) Nhờ quạ vẽ rất khéo  công có một bộ lông tuyệt đẹp

c) Vì (do) quạ sốt ruột muốn đi kiếm một bữa ăn ngon trong làng nên quạ bảo công đổ hết các màu lên mình nó

d) Quạ có bộ lông xám xịt, nhem nhuốc vì (bởi vì) nó không chịu nghe theo lời khuyên của công

4. Điền vào chỗ trống:

Chương trình cắm trại tại Ba Vì ngày 15 - 5

(Chi đội Hoa Sen - Lớp 5A)

I - Mục đích

- Chào mừng Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 - 5.

- Gắn kết tình cảm thầy trò, bạn bè

II - Công việc, phân công, nhiệm vụ

1. Lập ban tổ chức (BTC): Lớp trưởng và bốn tổ trưởng

2. Chuẩn bị

a) Lều trại

- Cọc, tre, ghim lều, dây buộc, vải làm lều,... : Tổ 1

- Các vật dụng, đồ để trang trí trại: Tổ 2

- Dựng trại, trang trí và nhổ trại: Đội dựng trại, lớp trưởng phụ trách chung

b) Dụng cụ thể thao (trống, cờ, cầu lông, dây nhảy,...): Đội thể thao, lớp phó phụ trách chung.

c) Trang phục, đạo cụ cho biểu diễn văn nghệ, chuẩn bị tiết mục văn nghệ: Lớp phó văn nghệ phụ trách chung.

d) Đồ ăn (bánh mì, ruốc, thịt hộp, nước, dao, bát đĩa nhựa,...): Các tổ trưởng

e) Túi thuốc, bông băng, truyện, báo: Minh Anh

III - Chương trình cụ thể

Thời gian

Nội dung

6h – 6h30

Tập trung tại trường, các tổ trưởng tập hợp tổ viên 

và kiểm tra quân số.

6h30 – 7h30

Xe chạy tới địa điểm tại Ba Vì

7h30 – 9h30

Các đội tiến hành công việc theo phân công:

- Cắm trại

- Chuẩn bị đồ ăn trưa

- Tập duyệt văn nghệ

- Tập duyệt thể thaoo

 

9h – 11h30

Dự khai mạc Hội trại, thi thể thao, thi văn nghệ

11h30 – 13h30

Ăn trưa, nghỉ trưa

13h – 16h30

Công bố kết quả thi trại, thể thao, văn nghệ

 

16h30 – 17h30

Tổng kết hội trại, nhổ trại, dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra 

quân số chuẩn bị ra về

17h30 – 18h30

Xe chạy về trường

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Tìm và viết lại các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Giữ lại để dùng về sau: ...............

- Biết rõ, thành thạo:....................

- Đồ đựng đan bàng tre nứa, đáy phẳng, thành cao:..............

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm:..........

- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả:.............

- Đồng nghĩa với giữ gìn:..................................

Câu 2.

a) Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau:

Dáng hình ngọn gió

Bầu trời rộng thênh thang

Là căn nhà của gió

Chân trời như cửa ngỏ

Thả sức gió đi về

Nghe cây lá ….ầm ....ì

Ấy là khi gió hát

Một biển sóng lao xao

Là gió đang ....ạo nhạc

Những ngày hè oi bức

Cứ tưởng gió đi đâu

Gió nép vào vành nón

Quạt ....ịu trưa ve sầu

Gió còn lượn lên cao

Vượt sông dài biển rộng

Cõng nước làm mưa ….ào

Cho xanh tươi đồng ruộng

Gió khô ô muối trống

Gió đẩy cánh buồm đi

Gió chẳng bao........... ờ mệt!

Nhưng đố ai biết được

Hình ....áng gió thế nào.

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm trong mẩu chuyện vui sau:

Sợ mèo không biết

Một người bị bệnh hoang tương, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mai ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hai giai thích:

- Bên công có một con mèo.

Bác sĩ bảo:

- Nhưng anh đã biết mình không phai là chuột kia mà.

Anh ta trả lời:

- Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhơ con mèo nó không biết điều ấy thì sao ?
Câu 3. Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa:

........ nghĩa vụ ............

........ quyền ............

……... ý thức ...........

....... bổn phận ...........

....... trách nhiệm ............

....... gương mẫu .............

....... danh dự .............

Câu 4. Nối nghĩa ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B:

Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhân cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

 

Nghĩa vụ công dân

Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.

 

Quyền công dân

Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.

 

Ý thức công dân

Câu 5. Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

…………………………

…………………………

Đáp án:

Câu 1. Tìm và viết lại các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm

- Biết rõ, thành thạo: rành rọt, rành rẽ, rành

- Đồ đựng đan bàng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm, can đảm

- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ

- Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ

Câu 2.

a) Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau:

Dáng hình ngọn gió

Bầu trời rộng thênh thang

Là căn nhà của gió

Chân tròi như cửa ngỏ

Thả sức gió đi về

Nghe cây lá rầm rì

Ấy là khi gió hát

Một biển sóng lao xao

Là gió đang dạo nhạc

Những ngày hè oi bức

Cứ tưởng gió đi đâu

Gió nép vào vành nón

Quạt dịu trưa ve sầu

Gió còn lượn lên cao

Vượt sông dài biển rộng

Cõng nước làm mưa rào

Cho xanh tươi đồng ruộng

Gió khô ô muối trống

Gió đẩy cánh buồm đi

Gió chẳng bao giờ mệt!

Nhưng đố ai biết được

Hình dáng gió thế nào.

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngãtrên chữ in đậm trong mẩu chuyện vui sau:

Sợ mèo không biết

Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãiở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hãi giải thích:

- Bên cổng có một con mèo.

Bác sĩ bảo:

- Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.

Anh ta trả lời:

- Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?

Câu 3. Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa:

nghĩa vụ công dân

quyền công dân

ý thức công dân

bổn phận công dân

trách nhiệm công dân

công dân gương mẫu

công dân danh dự

Câu 4. Nối nghĩa ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 5. Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Tự ngàn xưa đến nay, dân tộc ta đã có một tâm lòng yêu nước nồng nàn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu là phận gái mà dũng cảm ngồi trên bành voi xông pha chiến trận, đến những thiếu niên như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, hạ quyêt tâm dấy binh dẹp giặc. Biết bao người con gái, con trai ngã xuống để giữ gìn bờ cõi nước nhà. Vì thế, để xứng đáng với truyền thống ông cha, mỗi một người dân Việt Nam phải có ý thức và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" như lời nhắn nhủ Người gửi đến toàn dân tộc.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1:

Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a) Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b) Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

- Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên

- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.

Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau? Viết câu trả lời vào bảng:

Câu

ghép

Cách nối các vế câu

Cách sắp xếp các vế câu

a

…………

- Vế 1 chỉ nguyên nhân

- Vế 2.............

b

………

- Vế 1 .........

- Vế 2………

Câu 2. Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:

a)

(1) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

b) (2) Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

c) (3) Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (4)Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.

Câu ghép

Vế nguyên nhân

Vế kết quả

QHT, cặp QHT

1

.....

.....

.....

2

.....

.....

.....

3

.....

.....

.....

4

.....

.....

.....

Câu 3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :

a) ……… thời tiết thuận nên lúa tốt.

b) ……. thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy:……………………………

Câu 4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả:

a) Vì bạn Dũng không thuộc bài.....................

b) Do nó chủ quan…………………………

c) ............ nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Đáp án:

Câu 1: Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a) Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

- Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên

- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.

- Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau? Viết câu trả lời vào bảng:

Câu ghép

Cách nối các vế câu

Cách sắp xếp các vế câu

a

Hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả.

-Vế 1 chỉ nguyên nhân

- Vế 2 chỉ kết quả

b

Hai vế cấu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.

- Vế 1 chỉ kết quả

- Vế 2 chỉ nguyên nhân

Câu 2. Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:

a)

(1) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

b) (2) Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

c) (3) Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (4)Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.

Câu ghép

Vế nguyên nhân

Vế kết quả

QHT, cặp QHT

1

Bác mẹ tôi nghèo (vế 1)

Tôi phải băm bèo, thái khoai (vế 2)

Bởi chưng - cho nên

2

Nhà nghèo quá (vế 1)

Chú phải bỏ học (vế 2)

3

Ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 2)

Lúa gạo quý (vế 1)

4

Nó đắt và hiếm (vế 2)

Vàng cũng quý (vế 1)

Câu 3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp

a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.

b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy: “Nhờ và tại" hợp với “nên” đều thể hiện quan hệ nhân quả. “Tại" gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, còn “nhờ” lại gắn với nguyên nhân làm nên kết quả tốt. Trường hợp câu “a” là kết quả tốt nên dùng “nhờ".

Câu 4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả:

a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.

b) Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó điểm không cao.

c) Nhờ có sự cố gắng nhiều nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1:

Cái Thúy

Lâu lắm tôi mới có dịp về quê ngoại, thăm gia đình chị tôi. Anh chị đi vắng. Cháu Thúy niềm nở ra ngõ đón tôi, gặp nhau, tôi thấy vơi đi bao nỗi mệt nhọc trên đường.

Trước mắt tôi là một thiếu nữ dịu dàng, dễ mến. Cuộc sống lao động và nắng gió đồng quê đã tạo cho Thúy vóc dáng cân đối, nước da hồng hào. Mái tóc dài xanh mướt buông xuống đôi bờ vai tròn lẳn càng tôn thêm vẻ đầy đặn ưa nhìn.

Qua câu chuyện, tôi biết cháu là học sinh khá của trường trung học huyện nhà. Ngoài giờ học, cháu nhận may gia công để tăng thu nhập cho gia đình. Tôi tẩn mẩn xem hàng may của Thúy. Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề. Vừa trò chuyện, Thúy vừa thoăn thoắt thùa khuyết. Ngắm bàn tay thon nhỏ của Thúy, tôi chợt bồi hồi…sao nó giống bàn tay của chị tôi đến thế? Bàn tay đã chơi “que mốt. que mai” với tôi. Bàn tay ấy đã cùng tôi chăn tằm, quay tơ…Khác chăng, bàn tay Thúy bây giờ còn được mở từng trang sách.

Tôi thấy mừng cho anh chị tôi đã nuôi dạy Thúy nên người.

   (Sưu tầm)

a) Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ ngoài của Thúy.

b) Những chi tiết nào cho thấy sự khéo léo của Thúy?

c) Ngắm bàn tay Thúy tác giả có cảm xúc gì?

Câu 2:Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a) Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ ..... (công vụ, công ích, công dân).

b) Để xã hội phát triển, đất nước đổi mới, mỗi người dân đều phái có ý thức .... (trách nhiệm công dân, nghĩa vụ công dân, danh dự công dân)

Câu 3:Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống trong từng câu sau:

a.  rừng cho ta nhiều gỗ quý …  là nơi cung cấp các loại cây thuốc nổi tiếng.

b.  trời đổ mưa  đường lại bị ngập nước.

c.  có dịp đi chơi xa nhiều  tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu đẹp của quê hương mình.

Câu 4: Chuyển các câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.

a) Lúa lên xanh tốt. Bà con rất vui mừng.

b) Vì nhà Lan ở xa, bạn ấy phải đi xe buýt đến trường.

c) Dù cố gắng rất nhiều, cuộc sống của người dân quê tôi vẫn đói nghèo vì lũ lụt.

d) Trong đợt thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, không những lớp tôi đứng đầu toàn trường, đạt điểm thi đua tuyệt đối.

Câu 5:Sắp xếp các bước tiến hành trong một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng.

a) Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm (Đây là nội dung chính của buổi sinh hoạt)

b) Ổn định tổ chức, hát 1 bài hát hoặc chơi trò chơi, kiểm tra vệ sinh tay chân, trang phục.

c) Sơ kết tuần: Các trưởng sao báo cáo tình hình học tập và rèn luyện của sao trong tuần qua.

d) Nhận xét buổi sinh hoạt (tuyên dương, nhắc nhở) và phổ biến nội dung sinh hoạt lần sau

Đáp án:

Câu 1:

a.  Những từ ngữ miêu tả vẻ ngoài của Thuý đó là: dịu dàng, dễ mến, cân đối (vóc dáng), hồng hào (nước da), mái tóc dài xanh mướt, tròn lẳn (bờ vai), đầy đặn ưu nhìn (vẻ mặt).

b.

- Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề.

- Vừa nói chuyện mà vẫn có thể thoăn thoắt thùa khuyết.

c. Ngắm bàn tay Thuý khiến tác giả bồi hồi nhớ tới bàn tay của người chị mình.

Câu 2:

a. công dân.

b. trách nhiệm công dân.

Câu 3:

a. Không những rừng cho ta nhiều gỗ quý mà còn là nơi cung cấp các loại cây thuốc nổi tiếng.

b.  trời đổ mưa nên đường lại bị ngập nước.

c. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều  tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu đẹp của quê hương mình.

Câu 4:

a) Vì lúa lên xanh tốt nên bà con rất mừng.

b) Vì nhà Lan ở xa nên bạn ấy phải đi xe buýt đến trường.

c) Dù cố gắng rất nhiều nhưng cuộc sống của người dân quê tôi vẫn đói nghèo vì lũ lụt.

d) Trong đợt thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không những lớp tôi đứng đầu toàn trường mà chúng tôi còn đạt điểm thi đua tuyệt đối.

Câu 5:

Sắp xếp các việc theo thứ tự là:

..b.... ⟶ ...c... ⟶ ...a.... ⟶ ....d....

TẢI XUỐNG

Đánh giá

0

0 đánh giá