Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (4 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (4 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (4 phiếu)

I – Bài tập về đọc hiểu

Hội mùa thu

Cái sông ấy nhỏ như một đầm lầy, nhưng cũng quy tụ biết bao nhiêu sinh vật. Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm. Rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười. Họ đang chuẩn bị cho đêm hội đấy !

Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn.

Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn.

Theo Nguyễn Thị Châu Giang

oanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười?

a- Vì ở đó có rất nhiều loài sinh vật đến quy tụ cùng nhau

b- Vì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm

c- Vì mùa thu đến mang làn hương dìu dịu của cốm xanh

d- Vì những sinh vật ở đó đang chuẩn bị cho một đêm hội

Câu 2 : Đêm hội mùa thu diễn ra vào lúc nào?

a- Khi những ngọn đèn được thắp sáng lên trong màn đêm

b- Khi anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm

c- Khi trăng hiện ra vành vạnh như mâm cỗ đầy ánh vàng

d- Khi âm thanh của giọng hát chan hòa trong hương sen

Câu 3 : Chi tiết nào dưới đây không diễn tả khung cảnh đêm hội mùa thu?

a- Tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ và trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời

b- Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu

c- Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm

d- Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng

Câu 4 : Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi thế nào?

a- Mặt ai cũng trở nên vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn

b- Tất cả reo vui, vỗ tay tán thưởng với những âm thanh khác lạ

c- Đất trời như nín thở, bầy cá thôi giỡn trăng, nép bên tán lá sen

d- Dòng suối rủ rỉ chảy, chim chóc cất lên tiếng hót lanh lảnh

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1 : Gạch dưới tên người, tên địa lí trong đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng quy tắc viết hoa:

Thầy chu văn an 1292 – 1370 tên hiệu là tiều ẩn, tên chữ là linh triệt, người làng văn thôn, xã quang liệt, huyện thanh đàm nay là thanh trì, hà nội. Ông là một nhà giáo nổi tiếng nhất vào đời trần. Ông có nhiều học trò thành đạt, làm quan to như phạm sư mạnh, lê quát...

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 2 : Nối vế câu ở cột A với vế câu ở cột B để tạo thành câu ghép thích hợp:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 3 : Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để có các câu ghép:

a) Ba bà cháu sống nghèo khổ....cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm

b)........hai anh em trở nên giàu có.....họ vẫn không nguôi nỗi nhớ thương bà

c)..........ba bà cháu sẽ phải sống cực khổ như xưa..............hai anh em vẫn cầu xin cô tiên hóa phép cho bà sống lại

d)..........cuộc sống đầy khó khăn, vất vả............ba bà cháu vẫn yêu thương nhau

Câu 4 : Hãy kể lại một câu chuyện nói về tình bạn mà em đã đọc hoặc nghe kể

Gợi ý:

- Đó là câu chuyện gì? Em đã đọc ở đâu hoặc nghe ai kể?

- Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào?

- Kết cục câu chuyện cho thấy điều gì sâu sắc?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I – 1.d 2.c 3.c 4.c

hần II –

Câu 1 : Viết hoa đúng

- Tên người: Chu Văn An, Tiều Ẩn,Linh Triệt,Trần, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát

- Tên địa lí: Văn Thôn, Quang Liệt, Thanh Đàm, Thanh Trì, Hà Nội

Câu 2 : Nối các vế câu ghép

(1) - d ; (2) - c ; (3) - a ; (4) – b

Câu 3 : Điền quan hệ từ:

a)....nhưng....

b) Mặc dù...nhưng....

c) Dù...nhưng....

d) Tuy...nhưng.....

Câu 4 : Tham khảo:

Tình bạn

Hai người bạn đi trên con đường vắng vẻ. Đi được một đoạn, họ có cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được,giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia đau nhưng không nói một lời, anh viết lên cát: “Hôm nay người bạn thân nhất của tôi đã tát tôi”.

Họ tiếp tục đi. Đếnmột con sông, họ dừng lại và tắm ở đây. Người bạn kia chẳng may bị sóng cuốn và sắp chết đuối, may mà được bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh ta viết lên đá: “Hôm nay người bạn thân nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Anh bạn nọ ngạc nhiên hỏi:”Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết lên đá?”.

Người bạn kia mỉm cười,đáp lại: “Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều đó lên cát,gió sẽ thổi chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc sâu nó lên đá như khắc sâu vào kí ức của trái tim, nơi không có ngọn gió nào có thể xóa nhòa được...”

Hãy học cách viết trên đá và cát.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Câu 1:  Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Những vòng tròn

Nhớ hồi tôi chừng 7 tuổi, ông nội dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném 1 viên đá xuống nước. Sau đó, ông bảo tôi quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước bởi chính viên đá vừa ném. Rồi ông bảo tôi:

- Cháu hãy thử hình dung mình như viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự yên bình của tất cả những người xung quanh.

Và rồi ông tiếp tục:

- Hãy luôn nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm về những gì cháu đã đặt vào trong vòng tròn của chính mình và vòng tròn đó cũng sẽ lan tỏa và chạm vào rất nhiều vòng tròn khác. Vì vậy, hãy sống sao cho những điều tốt đẹp mà vòng tròn của cháu tạo nên được gửi đi như những thông điệp của hòa bình và nhân ái đến khắp mọi người. Ngược lại, những xao động sinh ra từ sự giận dữ hoặc ganh tị chắc chắn sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những vòng tròn khác. Do đó, cháu cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả những điều trên.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng sự yên bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều chảy ra thế giới. Vì thế sẽ không thể tạo nên một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong đầu cho những xúc cảm hay ý nghĩ đó có được nói ra hay không.

Mọi khuấy động xung quanh những vòng tròn diễn ra trong mỗi chúng ta đều tràn ra thế giới rộng lớn này, hoặc để tô vẽ thêm vẻ đẹp cho cuộc sống, hoặc cản trở, phá vỡ những vòng tròn khác…

   (Hạt giống tâm hồn)

a) Người ông đã làm gì với bạn nhỏ?

b) Người ông đã nói với cháu điều gì sau khi bảo cháu quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước?

c) Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

Câu 2: Điều quan hệ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp chỗ trống để hoàn chỉnh những câu ghép sau:

a)  mẹ đã nhắc nhiều  Hồng vẫn không làm bài tập đầy đủ.

b)  em gái tôi rất thích đi xe đạp … nó vẫn sợ không dám đi xe một mình.

c)  ông ở xa em  ông vẫn theo dõi rất sát tình hình học tập của em.

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước quan hệ từ, hoặc cặp quan hệ từ thế hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu.

a) tuy ... nhưng

b) dù ... nhưng

c) tuy

d) dù

e) mặc dù

g) mặc dù ... nhưng

h) không những ... mà còn.

i) nên

k) nhưng.

Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước câu ghép có hai vế câu biểu thị quan hệ tương phản.

a) Nếu trời rét thì con phải mặc áo thật ấm.

b) Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé này rất ngoan.

c) Tuy Nam không được khỏe nhưng Nam vẫn đi học đều.

d) Mặc dù nhà Lan xa nhưng Lan không bao giờ đi học muộn.

Câu 5: Thêm vào chỗ trống vế câu thích hợp để được câu ghép chỉ điều kiện (giả thiết) – kết quả:

a) ..... thì em sẽ tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng.

b) Giá như mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường .....

c) Nếu lớp em đạt danh hiệu thi đua xuất sắc .....

Câu 6: vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau:

a) Dù mưa có rơi thật nhiều thì ....

b) Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng .....

Câu 7: Kể lại một câu chuyện em đã đọc cho bạn, người thân nghe.

Đáp án:

Câu 1:

a. Người ông đã dẫn bạn nhỏ đến bên một hồ cá trong trang trại rồi bảo bạn nhỏ ném thử 1 viên đá xuống nước. Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn toả ra trên mặt nước bởi chính viên đá bị ném.

b. Người ông đã bảo cháu rằng: “Cháu hãy thử hình dung mình giống như những viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự bình yên của tất cả những người xung quanh.”

c. Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta rằng: Trong cuộc đời, mỗi người đều có mối quan hệ qua lại và tương tác với những người xung quanh. Mỗi một lời nói và hành động dù là nhỏ của mình đều sẽ có thể ảnh hưởng tới những người đó. Bởi vậy hãy sống thật trong sáng, lương thiện và hãy gửi những điều tốt đẹp, những thông điệp tích cực tới khắp mọi người.

Câu 2:

a) Mặc dù mẹ đã nhắc nhiều nhưng Hồng vẫn không làm bài tập đầy đủ.

b)  em gái tôi rất thích đi xe đạp nhưng nó vẫn sợ không dám đi xe một mình.

c) Tuy ông ở xa em nhưng ông vẫn theo dõi rất sát tình hình học tập của em.

Câu 3:

Những quan hệ từ, hoặc cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế là:

a. tuy ... nhưng

b. dù ... nhưng

g. mặc dù ...nhưng

k. nhưng

Câu 4:

Đáp án: c, d

Câu 5:

a) Nếu như mẹ đồng ý thì em sẽ tham gia thi Hội khoẻ Phù Đổng.

b) Giá như mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường thì con sông này đã không bị ô nhiễm nặng như bây giờ.

c) Nếu lớp em đạt danh hiệu thi đua xuất sắc thì cô giáo sẽ tổ chức một buổi dã ngoại cho cả lớp.

Câu 6:

a) Dù mưa có rơi thật nhiều thì Hoàng Anh vẫn nhất quyết phải đến lớp đúng giờ.

b) Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng mặt sân vẫn còn ướt nhẹt.

Câu 7:

Hướng dẫn giải:

Hôm thứ hai tuần trước em đã kể cho các bạn cùng lớp nghe câu chuyện “Hai người bạn” mà em có dịp được nghe trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” ở kênh VTV1.

Truyện kể rằng : Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc . Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi.” Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.

Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?”. Và câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn.” Nhưng “Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Câu chuyện em vừa kể kết thúc khiến ai cũng hào hứng và tự mình suy nghĩ về bản thân. Chúng ta phải biết học cách viết những nỗi đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên tảng đá để mãi không phai.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cỏ mục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá mực. Mùa thu của Hạ Long là mùa trắng biển và tôm he…

- Gạch dưới câu ghép trong hai đoạn văn.

- Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép.

Câu 2. Đặt một câu ghép, trong đó hai vế câu có quan hệ tương phản.

…………………………………

Câu 3. Phân tích cấu tạo của hai câu ghép sau bằng cách thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

- Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép.

- Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.

- Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Câu 4. Viết thêm một vẽ câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

a) Tuy hạn hán kéo dài............................

b) …………………………nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

Câu 5. Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Chủ ngữ ở đâu?

Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:

"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8."

Rồi cô hỏi:

- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?

Hùng nhanh nhảu:

- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.

a) Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu của câu ghép trong mẩu chuyện trên.

b) Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu.

c) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Câu 6: Lập dàn ý chi tiết cho một trong ba đề bài sau:

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Đáp án:

Câu 1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

(Tuy) bốn mùa là vậy / (nhưng) mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cỏ mục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá mực. Mùa thu của Hạ Long là mùa trắng biển và tôm he…

- Gạch dưới câu ghép trong hai đoạn văn.

- Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép.

Câu 2. Đặt một câu ghép, trong đó hai vế câu có quan hệ tương phản.

- Vì Nam dậy muộn nên Nam đến trường trễ.

- Nếu Xuyến chăm chỉ lên một chút thì kết quả học tập của Xuyến đã tiến bộ hơn nhiều rồi.

Câu 3. Phân tích cấu tạo của hai câu ghép sau bằng cách thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a) (Mặc dù) giặc Tây hung tàn / (nhưng) chúng không thể ngăn cán các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

b) (Tuy) rét vẫn kéo dài, / mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

- Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép.

- Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.

- Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Câu 4. Viết thêm một vẽ câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng người dân quê em không hề lo lắng.

b) Mặc dù trời rét đậm nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

Câu 5. Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Chủ ngữ ở đâu?

Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:

"(Mặc dù) tên cướp rất hung hăng, gian xảo / (nhưng) cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8. "

Rồi cô hỏi:

- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?

Hùng nhanh nhảu:

- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.

a) Dùng gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu của câu ghép trong mẩu chuyện trên.

b) Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu.

c) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Câu 6:

Đề số 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn..

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Đề số 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó

Kể lại câu chuyện “Cây khế” theo lời chim Phượng Hoàng.

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (theo giọng điệu của chim Phượng Hoàng)

2. Thân bài:

Lấy hết nhà cửa, của cải chỉ chia cho em cây khế và góc vườn.

- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Có những ai? Hoàn cảnh sống của họ như thế nào?

- Tính cách của người anh ra sao? Người em tính tình như thế nào?

- Sau khi cha mất đi người anh đã đối xử với em mình ra sao? (Chia cho em cây khế ở góc vườn.)

- Chuyện gì đã xảy ra với cây khế của người em? (Chim Phượng Hoàng đến ăn khế - chở đi lấy vàng).

- Cuối cùng người em nhận được những gì? (Cuộc sống thay đổi, đỡ vất vả, được sung sướng)

- Biết chuyện người anh đã hành động ra sao? (đến gạ đổi cây khế với em. Chim Phượng Hoàng lại đến ăn khế, hắn đuổi chim đi. Chim hứa trả vàng, hắn tham lam mang túi mười hai gang đem đi đựng vàng).

- Kết cục của người anh như thế nào? (Vì quá tham lam, chim không chở nổi, hắn rơi xuống biển sâu mà chết).

3. Kết luận

Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời.

a) Gạch dưới các danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn.

b) Ghi lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ở lớp 4):

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Câu 2. Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết:

a) Tên người:

- Tên một bạn nam trong lớp ……………

- Tên một bạn nữ trong lớp ……………

- Tên một anh hùng nhỏ tuổi ……………

trong lịch sử nước ta

b) Tên địa lí:

- Tên một dòng sông ………………

(hoặc hồ, núi, đèo) ………………

- Tên một xã (hoặc phường) ………………

Câu 3. Đọc các câu ghép sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường

b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.

- Gạch một gạch dưới vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), gạch hai gạch dưới vế câu chỉ kết quả.

- Khoanh tròn các quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu.

Câu 4. Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:

a) …………... chủ nhật này trời đẹp............ chúng ta sẽ đi cắm trại.

b) …………..bạn Nam phát biểu ý kiến................cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) ………..... ta chiếm được điểm cao này............. trận đánh sẽ rất thuận lợi.

Câu 5. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:

a) Hễ em được điểm tốt..............................

b) Nếu chúng ta chủ quan...........................

c) ………………………thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Câu 6. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, em hãy trả lời các câu hỏi sau :

a) Thế nào là kể chuyện?

…………………………………………………….

…………………………………………………….

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

…………………………………………………….

…………………………………………………….

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

…………………………………………………….

…………………………………………………….

Câu 7. Đọc câu chuyện Ai giỏi nhất? (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 42 - 43), trả lời các câu hỏi bằng cách ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng nhất .

a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

□ Hai

□ Ba

□ Bốn

b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

□ Chỉ qua lời nói

□ Chỉ qua hành động

□ Qua cả lời nói và hành động

c) Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

□ Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

□ Khuyên người ta tiết kiệm, phòng lúc khó khăn.

□ Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Đáp án:

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ỏ mãi phía chân trời.

a) Gạch dưới các danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn.

b) Ghi lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ở lớp 4):

Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

Câu 2. Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết:

a) Tên người:

- Tên một bạn nam trong lớp: Nguyễn Ngọc Duy

- Tên một bạn nữ trong lớp: Nguyễn Thị Hương Nhiên

- Tên một anh hùng nhỏ tuổi: Lê Văn Tám, Kim Đồng, Võ Thị Sáu

trong lịch sử nước ta

b) Tên địa lí:

- Tên một dòng sông: Cửu Long, Hương, Mã, Đáy, Bạch Đằng, Sài Gòn

(hoặc hồ, núi, đèo)

- Tên một xã (hoặc phường): xã Tân Kiên, phường Đa Kao, phường Trúc Bạch

Câu 3. Đọc các câu ghép sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

a) (Nếu) ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước (thì) tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường

b) (Nếu) là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.

(Nếu) là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương

(Nếu) là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.

- Gạch một gạch dưới vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), gạch hai gạch dưới vế câu chỉ kết quả.

- Khoanh tròn các quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu.

Câu 4. Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:

a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.

Câu 5. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả :

a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều mừng vui.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì công việc khó mà thành công được.

c) Nếu chịu khó trong học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Câu 6. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Thế nào là kể chuyện?

- Là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật.

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

- Hành động của nhân vật.

- Lời nói, ý nghĩa của nhân vật.

- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

- Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Diễn biến truyện (thân bài).

- Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).

Câu 7. Đọc câu chuyện Ai giỏi nhất? (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 42 - 43), trả lời các câu hỏi bằng cách ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng nhất .

a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

X Bốn

b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

X Qua cả lời nói và hành động

c) Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

X Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Đánh giá

0

0 đánh giá